Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

Đề tài cấp Bộ: Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam

  • Ngày 22/03/2022
  • Hit 77
  • Tác giả iwep

Đề tài cấp Bộ: Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam

Thời gian thực hiện 2017-2018

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Duy Lợi

Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã lớn mạnh, hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về phát triển vùng, đặc biệt là thể chế ưu việt để phát triển vùng. Những tồn tại của phát triển vùng như: Sự phát triển giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng còn thiếu sự liên kết, phối hợp; các vùng chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế so sánh, trình độ phát triển giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn, các vùng kinh tế trọng điểm chưa thể hiện được vai trò động lực và có tác động lan tỏa, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển; liên kết nội vùng và ngoại vùng còn hạn chế, kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng chưa đồng bộ, chưa có chiến lược kinh tế – xã hội chung có tính đặc thù của từng vùng; đặc biệt là thiếu thể chế, chính sách vượt trội, đặc thù để thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng và biến vùng có lợi thế so sánh thành đầu tàu kéo nền kinh tế phát triển,…Tình trạng đầu tư trùng lắp, cạnh tranh thiếu lành mạnh để thu hút đầu tư giữa các tinh, thành phố bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa ra các ưu đãi quá lớn để thu hút các nhà đầu tư gây tổn thất cho lợi ích chung của cả nền kinh tế.

Nhiều chính sách phát triển vùng với thể chế vượt trội chưa được ban hành để phát huy tối đa lợi thế so sánh và phân bổ tối ưu các nguồn lực của từng vùng. Một số thể chế, chính sách phát triển vùng còn mang nặng tư duy kế hoạch hóa tập trung; còn có sự chồng lấn trong phân vùng giữa các vòng kinh tế; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch ngành theo vùng còn nhiều bất cập. Việc cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về phát triển vùng còn chậm, chưa có tổ chức bộ máy điều phối cho 6 vùng kinh tế – xã hội và 3 vùng kinh tế trọng điểm,..v.v. Hiện nay ở Việt Nam, không gian chính sách, thể chế, kinh tế bị chia cắt, hạn chế bởi không gian hành chính các tĩnh, thành phố. Với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo lập thể chế vượt trội để phát triển vùng cần được xem như một hướng đi có tính đột phá nhằm tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển các vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước và thể nghiệm thể chế mái. Đề tài “Th chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm quc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam” nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý chính sách góp phần tạo các vùng động lực để phát triển vùng.