Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

Đề tài cấp Bộ: Triển vọng của giá dầu thế giới giai đoạn 2018-2030 và tác động của nó đến kinh tế và chính trị thế giới và một số hàm ý cho Việt Nam

  • Ngày 22/03/2022
  • Hit 63
  • Tác giả iwep

Đề tài cấp Bộ 2017-2018: “Triển vọng của giá dầu thế giới giai đoạn 2018-2030 và tác động của nó đến kinh tế và chính trị thế giới và một số hàm ý cho Việt Nam”

Thời gian thực hiện: 2017-2018

Chủ nhiệm: Bùi Ngọc Sơn

Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Bằng việc nghiên cứu toàn diện thị trường dầu lửa thế giới trong suốt 155 năm lịch sử của nó, đề tài đã chỉ ra 12 yếu tố đóng góp vào sự hình thành giá dầu thế giới, giúp đọc giả có thể tự đưa ra dự báo của mình về giá dầu tương lai.

Từ việc phân tích toàn bộ 12 yếu tố này, đề tài đã đi đến một số kết luận và dự báo cơ bản:

1/ Thị trường dầu lửa đã thay đổi về chất trong đó OPEC không còn độc quyền và dầu lửa không còn vị thế độc tôn như trước;

2/ Giá dầu không thể quay trở lại thời kỳ đỉnh cao như trước;

3/ Giá dầu giai đoạn 2018-2030 và thậm chí còn xa hơn sẽ chỉ nằm trong khoảng từ 40 – 70 USD/thùng;

4/ Nền kinh tế thế giới sẽ được hưởng lợi từ giá dầu như dự báo;

5/ Nền chính trị thế giới được hưởng lợi theo khuynh hướng ổn định và hòa bình hơn do động cơ tranh giành nguồn lợi giảm xuống;

6/ Việt Nam cần thay đổi chính sách theo hướng không nên dựa nhiều vào khai thác dầu, và tăng cường ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra từ xu hướng Trung Quốc gia tăng khai thác dầu ở Biển Đông trong tương lai.

Bùi Ngọc Sơn