Sự kiện

Tin tức và sự kiện

Share Social
Print
Quay lại

Hội thảo quốc tế “An ninh và tính dễ bị tổn thương: Việt Nam ở thời điểm quan trọng”

  • Ngày 03/04/2024
  • Hit 121
  • Tác giả iwep

Hội thảo quốc tế “An ninh và tính dễ bị tổn thương: Việt Nam ở thời điểm quan trọng”

Ngày 22/03/2024, tại số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới phối hợp với Center for Global Asia (Trung tâm châu Á Toàn cầu thuộc Đại học Stockholm – Thụy Điển) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “An ninh và tính dễ bị tổn thương: Việt Nam ở thời điểm quan trọng”.

Hội thảo có sự tham gia của TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Về phía Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện) có sự tham gia của TS. Phí Vĩnh Tường – Quyền Viện trưởng, TS. Hoàng Thế Anh – Phó Viện trưởng, cùng đông đảo các cán bộ nghiên cứu của Viện. Đại diện từ Center for Global Asia, bao gồm GS. Johan Lagerkvist, TS. Eva Hansson, NCV. Trần Bằng, cùng GS. Brahma Chellaney từ Center for Policy Research (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách – Ấn Độ). Ngoài ra, tham dự Hội thảo còn có ông Nguyễn Vinh Quang (Cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu và phát triển quan hệ quốc tế), ông Hà Hải An (Vụ trưởng Vụ Kinh tế quốc tế và Hội nhập, Ban Kinh tế Trung ương) cùng các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Thay mặt Lãnh đạo Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, TS. Phí Vĩnh Tường phát biểu lời đề dẫn hội thảo, cho thấy tính quan trọng và cấp thiết của việc tổ chức hội thảo trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động như hiện nay. Hội thảo sẽ là cơ hội để các chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thảo luận về tình hình của Việt Nam, những thuận lợi, thách thức Việt Nam phải đối mặt.

Picture1

TS.Phí Vĩnh Tường phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại phiên buổi sáng, các đại biểu được nghe các diễn giả trình bày các bài phát biểu gồm có: “Global economic instabilities and impacts on Vietnam” (Những bất ổn kinh tế toàn cầu và tác động đến Việt Nam) của TS. Phạm Anh Tuấn; “Vietnam in the Indo-Pacific: Hedging as a model” (Việt Nam ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Phòng bị nước đôi với tư cách là một mô hình) của GS. Brahma Chellaney; “Role asymmetry or normalized asymmetry: What does China’s projected “common destiny” ethos entail for Vietnam?” (Bất đối xứng về vai trò hay được bình thường hóa: Đặc tính “vận mệnh chung” của Trung Quốc mang lại điều gì cho Việt Nam?) của GS. Johan Lagerkvist; “China’s global initiatives in Southeast Asia: Vietnam’s responses” (Những sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Phản ứng của Việt Nam) của TS. Hoàng Thế Anh.

Picture2

Quang cảnh Hội thảo

Phiên buổi chiều có các bài trình bày: “The people” variable in Asian international relations – examples from Vietnam”  (Biến số “dân tộc” trong quan hệ quốc tế ở châu Á – Trường hợp nghiên cứu từ Việt Nam) của TS. Eva Hansson; “Global security challenges and impacts on Vietnam” (Những thách thức an ninh của thế giới và tác động đến Việt Nam) của ThS. Phạm Tiến; “Safeguarding the Fatherland early, from afar”: a question on compatibility, interoperability and common standards with international partners” (“Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”: Câu hỏi về tính tương thích, tương tác và chuẩn mực chung với các đối tác quốc tế) của NCV. Trần Bằng.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, TS. Hoàng Thế Anh cảm ơn những ý kiến, trao đổi thảo luận thẳng thắn, cởi mở của các đại biểu tham gia. Sau buổi Hội thảo này, hai bên cũng hy vọng còn có nhiều hơn nữa những buổi trao đổi học thuật cũng như sự giao lưu hợp tác giữa các chuyên gia của Viện Kinh tế và Chính trị và Center for Global Asia trong những năm tới.

Picture3

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khí kết thúc Hội thảo

 

                                                                                   Nghiêm Tuấn Hùng

File