Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với Việt Nam
Thể loại sách- Tác giả TS. Nguyễn Hồng Thu
- Ngôn ngữ Tiếng Việt
- Ngày phát hành 2020
- Nội dung
- Tóm tắt
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thu (chủ biên)
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, năm 2020, 270 trang
Thế giới đang đứng trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp(CMCN) lần thứ tư – cuộc cách mạng dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số. So sánh với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần thứ tư là một cuộc cách mạng khác cả về tốc độ, phạm vi làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh. Cuộc cách mạng này đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia trên toàn cầu vì vậy các nước từ phát triển tới các nước mới nổi, hay các nước đang phát triển đều có những phản ứng chính sách để thích ứng với nó.
Vì vậy, cuốn sách“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với Việt Nam” sẽ tập trung vào nghiên cứu các chính sách trên ở 2 nhóm nước là các nước phát triển và nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát trển. Qua đó nghiên cứu rút ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu những thách thức rủi ro của cuộc CMCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương như sau:
Chương 1.Bản chất, đặc điểm và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chương 2. Phản ứng chính sách của một số nước trên thế giới đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chương 3. Một số gợi mở cho Việt Nam.
Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này, và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ bạn đọc.