Xuất bản phẩm
|
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những tác động đến quan hệ quốc tế
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Tập thể tác giả: TS. Nghiêm Tuấn Hùng (Chủ biên) TS. Vũ Vân Anh TS. Đặng Hoàng Hà ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga ThS. Nguyễn Đình Ngân Chương 1: Khái quát về Cách mạng...
|
Nội dung
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Tập thể tác giả: TS. Nghiêm Tuấn Hùng (Chủ biên) TS. Vũ Vân Anh TS. Đặng Hoàng Hà ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga ThS. Nguyễn Đình Ngân Chương 1: Khái quát về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các khía cạnh của quan hệ quốc tế 1.1. Bối cảnh quan hệ quốc tế của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 1.2. Khái quát những tác động của các cuộc Cách mạng công nghiệp đến quan hệ quốc tế trong lịch sử 1.3. Khái quát cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 1.4. Khái quát về khía cạnh cơ bản của quan hệ quốc tế Chương 2: Những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế 2.1. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến chính trị và chủ quyền quốc gia 2.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tương quan quyền lực giữa các quốc gia 2.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quyền lực của các chủ thể phi quốc gia 2.4. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến cạnh tranh – xung đột và hợp tác quốc tế 2.5. Tác động đến trật tự thế giới Chương 3: Chính sách ứng phó của một số quốc gia đối với tác động Cách mạng lần thứ tư đến quan hệ quốc tế 3.1. Chính sách ứng phó của Mỹ 3.2. Chính sách ứng phó của Đức 3.3. Chính sách ứng phó của Trung Quốc 3.4. Chính sách ứng phó của Nhât Bản 3.5. Chính sách ứng phó của Nga 3.6. Chính sách ứng phó của Thái Lan Kết luận
|
Tóm tắt
Giới thiệu sách Một cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế để đánh giá những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế. Tóm tắt nội dung Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp với những phát minh, sáng chế mới đã tác động rất lớn tới các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,v.v, từ đó làm biến chuyển quan hệ quốc tế. Không nằm ngoài lô-gich ấy, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quan hệ quốc tế đương đại. Khác với những nghiên cứu đi trước, các tác giả của cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những tác động đến quan hệ quốc tế” sử dụng cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế để đánh giá những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế. Những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ quốc tế, có những tác động trực quan và thấy rõ, có những tác động mang tính dự báo và còn chờ tương lai kiểm chứng. Các quốc gia, dù là mạnh nhất hay đang phát triển, đều có những cách thức riêng để nâng cao năng lực, sức mạnh quốc gia và đảm bảo an ninh trong một thế giới đầy phức tạp. Nội dung chính của cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1, khái quát bối cảnh quốc tế của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các lĩnh vực thuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các khía cạnh của quan hệ quốc tế; đây là cơ sở lý luận để triển khai những nội dung tiếp theo. Chương 2, đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến những khía cạnh cơ bản của quan hệ quốc tế như tương quan quyền lực giữa các chủ thể, xung đột – cạnh tranh quốc tế, hợp tác quốc tế và trật tự thế giới. Chương 3, trình bày những chính sách ứng phó của một số quốc gia trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ quốc tế. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với quý độc giả! |
||
|
An ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng
AN NINH NGUỒN NƯỚC CỦA KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG Tập thể tác giả TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên) ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga TS. Nguyễn Bình Giang TS. Nguyễn Duy Lợi ThS. Nguyễn Đình Ngân PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung ThS. Đoàn Thị...
|
Nội dung
AN NINH NGUỒN NƯỚC CỦA KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG Tập thể tác giả TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên) ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga TS. Nguyễn Bình Giang TS. Nguyễn Duy Lợi ThS. Nguyễn Đình Ngân PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung ThS. Đoàn Thị Kim Tuyến TS. Đào Trọng Tứ NCS. Trần Thị Quỳnh Trang CN. Võ Thu Hà Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh nguồn nước 1.1. Quan niệm về an ninh nguồn nước 1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước 1.3. Quản lý nguồn nước và đảm bảo an ninh nguồn nước Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong đảm bảo an ninh nguồn nước 2.1. Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực Bắc Phi và Trung Đông 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của khu vực Bắc Phi và Trung Đông 2.3. Kinh nghiệm của các nước Bắc Phi và Trung Đông trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước Chương 3: Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng 3.1. An ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng 3.2. Quản lý nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng 3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Chương 4: Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước 4.1. An ninh nguồn nước của Việt Nam hiện nay 4.2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với đảm bảo an ninh nguồn nước của Việt Nam 4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong đảm bảo an ninh nguồn nước 4.4. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho các nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và Việt Nam Kết luận |
Tóm tắt
GIỚI THIỆU SÁCH An ninh nguồn nước có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội và bảo vệ chủ quyền của mọi quốc gia. Tuy nhiên, an ninh nguồn nước hiện nay đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả những nhân tố chủ quan và khách quan, đe dọa nghiêm trọng tới tình hình an ninh – chính trị và đời sống kinh tế – xã hội của các cá nhân, quốc gia và khu vực. Trong bối cảnh khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng ngày càng có nhiều biến động có thể ảnh hưởng tới việc đảm bảo an ninh nguồn nước của khu vực như: biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, gia tăng các dự án chuyển nước và đập thủy điện… việc đánh giá đúng thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, cuốn sách “Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” đã tổng kết những điểm nổi bật về thực trạng an ninh nguồn nước ở khu vực, đi từ các vấn đề lý luận tới thực tiễn, từ an ninh nguồn nước ở cấp độ khu vực, quốc gia cho tới cấp độ vùng. Kết cấu của cuốn sách gồm 4 chương: Chương 1 tìm hiểu cơ sở lý luận về an ninh nguồn nước, làm rõ những quan điểm về “an ninh nguồn nước”, “mất an ninh nguồn nước”; các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh nguồn nước và một số phương thức quản lý nguồn nước. Chương 2 đi sâu phân tích kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an ninh nguồn nước, trong đó kinh nghiệm của các nước Bắc Phi và Trung Đông – một trong những khu vực khan hiếm nước nghiêm trọng nhất thế giới được lựa chọn là trường hợp nghiên cứu. Chương 3 cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng ANNN của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, nhận diện những nhân tố thúc đẩy/cản trở việc bảo đảm an ninh nguồn nước và các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước khu vực, ở cấp độ quốc gia và liên quốc gia. Chương 4 xem xét và đánh giá về thực trạng an ninh nguồn nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng nói chung và Việt Nam, đặc biệt là cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng./. |
||
|
Đảm bảo an ninh phi truyền thống của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
ĐẢM BẢO AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC NƯỚC CAMPUCHIA, LÀO, MYANMAR VÀ VIỆT NAM Tập thể tác giả TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên) TS. Trần Thị Hà ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga ThS. Nguyễn Đình Ngân TS. Phí Vĩnh Tường NCS. Trần Thị Quỳnh Trang...
|
Nội dung
ĐẢM BẢO AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC NƯỚC CAMPUCHIA, LÀO, MYANMAR VÀ VIỆT NAM Tập thể tác giả TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên) TS. Trần Thị Hà ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga ThS. Nguyễn Đình Ngân TS. Phí Vĩnh Tường NCS. Trần Thị Quỳnh Trang Chương 1 Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của các nước CLMV trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Chương 2 Giảm nhẹ rủi ro dịch bệnh của các nước CLMV trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Chương 3 Đảm bảo an ninh nguồn nước của các nước CLMV trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Chương 4 Đảm bảo việc làm bền vững của các nước CLMV trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Chương 5 Đảm bảo an ninh phi truyền thống trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững: Cơ hội, thách thức và giải pháp |
Tóm tắt
|
||
|
Giải quyết xung đột tài nguyên ở khu vực Đông Nam Á
PGS. TS. Phạm Thái Quốc (Chủ biên)
|
Nội dung
PGS. TS. Phạm Thái Quốc (Chủ biên)
|
Tóm tắt
|
||
|
Báo cáo thường niên kinh tế và chính trị thế giới năm 2019
Chương 1: KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2019 1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm sút 1.2. Thương mại quốc tế giảm sâu do chiến tranh thương mại 1.3 Giao dịch ngoại hối toàn cầu bùng nổ 1.4. Tình hình nợ thế giới ngày càng nghiêm...
|
Nội dung
Chương 1: KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2019 1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm sút 1.2. Thương mại quốc tế giảm sâu do chiến tranh thương mại 1.3 Giao dịch ngoại hối toàn cầu bùng nổ 1.4. Tình hình nợ thế giới ngày càng nghiêm trọng 1.5. Dòng vốn FDI thế giới suy giảm Chương 2: CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI NĂM 2019 2.1. Cạnh tranh chiến lược căng thẳng giữa các cường quốc 2.2. Ổn gia tăng ở châu Á do môi trường chiến lược thay đổi sâu sắc 2.3. Những trách thức lớn đối với châu Âu 2.4. Trò chơi quyền lực mới ở Trung Đông 2.5. Bất ổn nội bộ ở nhiều quốc gia Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 3.1. Tác động thuận và thời cơ 3.2. Tác động không thuận và thách thức 3.3. Kiến nghị
|
Tóm tắt
|
||
|
Thể chế vượt trội để phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ VƯỢT TRỘI 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về thể chế và thể chế vượt trội 1.2. Quan niệm chung về thể chế 1.3. Các yếu tố tác động đến thể chế vượt trội để phát...
|
Nội dung
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ VƯỢT TRỘI 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về thể chế và thể chế vượt trội 1.2. Quan niệm chung về thể chế 1.3. Các yếu tố tác động đến thể chế vượt trội để phát triển vùng 1.4. Một số lý thuyết về vai trò của thể chế 1.5. Các nội dung thể chế vượt trội phát triển vùng Chương 2: THỂ CHẾ VƯỢT TRỘI PHÁT TRIỂN VÙNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1. Thể chế vượt trội để phát triển vùng của Hàn Quốc 2.2. Thể chế vượt trội để phát triển vùng của Trung Quốc 2.3. Thể chế vượt trội để phát triển vùng của Pháp 2.4. Thể chế vượt trội để phát triển vùng của Canada 2.5. Một số so sánh, đánh giá Chương 3: THỂ CHẾ VƯỢT TRỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN VÙNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1. Khái quát chung về thể chế vượt trội phát triển vùng của Việt Nam 3.2. Thực trạng hoạt động của thể chế vượt trội các khu kinh tế 3.3. Đề xuất thể chế vượt trội để phát triển vùng cho Việt Nam |
Tóm tắt
Tóm tắt |
||
|
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thu (chủ biên) Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, năm 2020, 270 trang Thế giới đang đứng trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp(CMCN) lần thứ tư – cuộc cách mạng dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà...
|
Nội dung
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thu (chủ biên) Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, năm 2020, 270 trang Thế giới đang đứng trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp(CMCN) lần thứ tư – cuộc cách mạng dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số. So sánh với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần thứ tư là một cuộc cách mạng khác cả về tốc độ, phạm vi làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh. Cuộc cách mạng này đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia trên toàn cầu vì vậy các nước từ phát triển tới các nước mới nổi, hay các nước đang phát triển đều có những phản ứng chính sách để thích ứng với nó. Vì vậy, cuốn sách“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Phản ứng chính sách của một số nước và gợi mở đối với Việt Nam” sẽ tập trung vào nghiên cứu các chính sách trên ở 2 nhóm nước là các nước phát triển và nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát trển. Qua đó nghiên cứu rút ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu những thách thức rủi ro của cuộc CMCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương như sau: Chương 1.Bản chất, đặc điểm và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chương 2. Phản ứng chính sách của một số nước trên thế giới đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chương 3. Một số gợi mở cho Việt Nam. Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này, và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ bạn đọc. |
Tóm tắt
|
||
|
Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ: Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam
Sách chuyên khảo “ Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ: Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam” Tác giả: TS. Phạm Mạnh Hùng gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về thu hút kiều...
|
Nội dung
Sách chuyên khảo “ Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ: Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam” Tác giả: TS. Phạm Mạnh Hùng gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ Chương 2: Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong thu hút Hàn kiều trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao để phát triển khao học và công nghệ |
Tóm tắt
|
||
|
Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam
Sách chuyên khảo: Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam Chủ biên: PGS.TS. Phạm Thái Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn sách “Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho...
|
Nội dung
Sách chuyên khảo: Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam Chủ biên: PGS.TS. Phạm Thái Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn sách “Cải cách hành chính công ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Quốc gia do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì và PGS.TS. Phạm Thái Quốc là chủ nhiệm. Sách được nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành tháng 2/2018, gồm 260 trang, khổ in 14,5 x 20,5. Sách gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở của cách cách hành chính công ở một số nước trên thế giới. Chương này làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của cải cách hành chính công ở một số nước trên thế giới cũng như của cách cách hành chính công ở các nước Châu Á. Chương 2: Chính sách cải cách nền hành chính công tại một số nước châu Á. Chương này tập trung bàn về chính sách cải cách hành chính ở 3 nước Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chương này, tác giả tóm lược quá trình cải cách hành chính công ở Việt Nam Giai đoạn 2001-2010, giới thiệu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và tóm tắt những kết quả bước đầu của cải cách hành chính công giai đoạn 2011-2016… |
Tóm tắt
|
||
|
Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Sách chuyên khảo: Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam Chủ biên: PGS.TS. Phạm Thái Quốc Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Cuốn sách “Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện...
|
Nội dung
Sách chuyên khảo: Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam Chủ biên: PGS.TS. Phạm Thái Quốc Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Cuốn sách “Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Quốc gia do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì và PGS.TS. Phạm Thái Quốc là chủ nhiệm. Cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Vấn đề lý luận và thực tiễn thế giới về sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Nội dung chính của chương này là:Tóm lược các quan điểm lý luận về sở hữu và vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường; Thực tiễn thế giới về sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Chương 2: Vấn đề sở hữu trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hướng tới hiện đại ở Việt Nam. Nội dung chính của chương này là : (1) Tóm lược các tranh luận về vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. (2) Quá trình đổi mới ở Việt Nam về vấn đề sở hữu qua các thời kỳ Đại hội Đảng. (3) Trình bày hiện trạng chế độ ở hữu ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới. (4) Chỉ ra những khác biệt về thể chế sở hữu của Việt Nam so với các nền kinh tế thị trường trên thế giới Chương 3: Bối cảnh, định hướng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề sở hữu ở Việt Nam. Chương này đề cấp đến các vấn đề: (1)Bối cảnh hoàn thiện vấn đề sở hữu ở Việt Nam. (2) Định hướng hoàn thiện vấn đề sở hữu ở Việt Nam. (3) Khuyến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề sở hữu ở Việt Nam. |
Tóm tắt
|