Sách

Xuất bản phẩm

Share Social
Print
Quay lại
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những tác động đến quan hệ quốc tế

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những tác động đến quan hệ quốc tế

Sách chuyên khảo
  • Tác giả TS. Nghiêm Tuấn Hùng (Chủ biên), TS. Vũ Vân Anh, TS. Đặng Hoàng Hà, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga, ThS. Nguyễn Đình Ngân
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • Ngày phát hành 2022
  • Nội dung
  • Tóm tắt

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Tập thể tác giả:

TS. Nghiêm Tuấn Hùng (Chủ biên)

TS. Vũ Vân Anh

TS. Đặng Hoàng Hà

ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga

ThS. Nguyễn Đình Ngân

Chương 1: Khái quát về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các khía cạnh của quan hệ quốc tế

1.1. Bối cảnh quan hệ quốc tế của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1.2. Khái quát những tác động của các cuộc Cách mạng công nghiệp đến quan hệ quốc tế trong lịch sử

1.3. Khái quát cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1.4. Khái quát về khía cạnh cơ bản của quan hệ quốc tế

Chương 2: Những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế 

2.1. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến chính trị và chủ quyền quốc gia

2.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tương quan quyền lực giữa các quốc gia

2.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quyền lực của các chủ thể phi quốc gia

2.4. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến cạnh tranh – xung đột và hợp tác quốc tế

2.5. Tác động đến trật tự thế giới

Chương 3: Chính sách ứng phó của một số quốc gia đối với tác động Cách mạng lần thứ tư đến quan hệ quốc tế 

3.1. Chính sách ứng phó của Mỹ

3.2. Chính sách ứng phó của Đức

3.3. Chính sách ứng phó của Trung Quốc

3.4. Chính sách ứng phó của Nhât Bản

3.5. Chính sách ứng phó của Nga

3.6. Chính sách ứng phó của Thái Lan

Kết luận

 

 

 

Giới thiệu sách

Một cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế để đánh giá những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế.

Tóm tắt nội dung

Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp với những phát minh, sáng chế mới đã tác động rất lớn tới các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,v.v, từ đó làm biến chuyển quan hệ quốc tế. Không nằm ngoài lô-gich ấy, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm nảy sinh một số vấn đề trong quan hệ quốc tế đương đại.

Khác với những nghiên cứu đi trước, các tác giả của cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những tác động đến quan hệ quốc tế” sử dụng cách tiếp cận của lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế để đánh giá những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quan hệ quốc tế. Những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ quốc tế, có những tác động trực quan và thấy rõ, có những tác động mang tính dự báo và còn chờ tương lai kiểm chứng. Các quốc gia, dù là mạnh nhất hay đang phát triển, đều có những cách thức riêng để nâng cao năng lực, sức mạnh quốc gia và đảm bảo an ninh trong một thế giới đầy phức tạp.

Nội dung chính của cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1, khái quát bối cảnh quốc tế của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các lĩnh vực thuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các khía cạnh của quan hệ quốc tế; đây là cơ sở lý luận để triển khai những nội dung tiếp theo. Chương 2, đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến những khía cạnh cơ bản của quan hệ quốc tế như tương quan quyền lực giữa các chủ thể, xung đột – cạnh tranh quốc tế, hợp tác quốc tế và trật tự thế giới. Chương 3, trình bày những chính sách ứng phó của một số quốc gia trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ quốc tế.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với quý độc giả!