Sách

Xuất bản phẩm

Share Social
Print
Quay lại
An ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

An ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

Sách chuyên khảo
  • Tác giả TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên), ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga, TS. Nguyễn Bình Giang, TS. Nguyễn Duy Lợi, ThS. Nguyễn Đình Ngân, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, ThS. Đoàn Thị Kim Tuyến, TS. Đào Trọng Tứ, NCS. Trần Thị Quỳnh Trang, CN. Võ Thu Hà
  • Ngôn ngữ Tiếng Việt
  • Ngày phát hành 2022
  • Nội dung
  • Tóm tắt

AN NINH NGUỒN NƯỚC CỦA KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG MỞ RỘNG

Tập thể tác giả

TS. Võ Thị Minh Lệ (Chủ biên)

ThS. Nguyễn Thị Hồng Nga

TS. Nguyễn Bình Giang

TS. Nguyễn Duy Lợi

ThS. Nguyễn Đình Ngân

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

ThS. Đoàn Thị Kim Tuyến

TS. Đào Trọng Tứ

NCS. Trần Thị Quỳnh Trang

CN. Võ Thu Hà

Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh nguồn nước 

1.1. Quan niệm về an ninh nguồn nước

1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước

1.3. Quản lý nguồn nước và đảm bảo an ninh nguồn nước

Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong đảm bảo an ninh nguồn nước 

2.1. Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực Bắc Phi và Trung Đông

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của khu vực Bắc Phi và Trung Đông

2.3. Kinh nghiệm của các nước Bắc Phi và Trung Đông trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước

Chương 3: Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

3.1. An ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

3.2. Quản lý nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh nguồn nước của khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

Chương 4: Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước 

4.1. An ninh nguồn nước của Việt Nam hiện nay

4.2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với đảm bảo an ninh nguồn nước của Việt Nam

4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong đảm bảo an ninh nguồn nước

4.4. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho các nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và Việt Nam

Kết luận

GIỚI THIỆU SÁCH

An ninh nguồn nước có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội và bảo vệ chủ quyền của mọi quốc gia. Tuy nhiên, an ninh nguồn nước hiện nay đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả những nhân tố chủ quan và khách quan, đe dọa nghiêm trọng tới tình hình an ninh – chính trị và đời sống kinh tế – xã hội của các cá nhân, quốc gia và khu vực. Trong bối cảnh khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng ngày càng có nhiều biến động có thể ảnh hưởng tới việc đảm bảo an ninh nguồn nước của khu vực như: biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, gia tăng các dự án chuyển nước và đập thủy điện… việc đánh giá đúng thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trên cơ sở đó, cuốn sách “Thực trạng an ninh nguồn nước của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” đã tổng kết những điểm nổi bật về thực trạng an ninh nguồn nước ở khu vực, đi từ các vấn đề lý luận tới thực tiễn, từ an ninh nguồn nước ở cấp độ khu vực, quốc gia cho tới cấp độ vùng. Kết cấu của cuốn sách gồm 4 chương: Chương 1 tìm hiểu cơ sở lý luận về an ninh nguồn nước, làm rõ những quan điểm về “an ninh nguồn nước”, “mất an ninh nguồn nước”; các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh nguồn nước và một số phương thức quản lý nguồn nước. Chương 2 đi sâu phân tích kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an ninh nguồn nước, trong đó kinh nghiệm của các nước Bắc Phi và Trung Đông – một trong những khu vực khan hiếm nước nghiêm trọng nhất thế giới được lựa chọn là trường hợp nghiên cứu. Chương 3 cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng ANNN của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, nhận diện những nhân tố thúc đẩy/cản trở việc bảo đảm an ninh nguồn nước và các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước khu vực, ở cấp độ quốc gia và liên quốc gia. Chương 4 xem xét và đánh giá về thực trạng an ninh nguồn nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng nói chung và Việt Nam, đặc biệt là cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng./.