Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

Tên đề tài: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta đến năm 2020

  • Ngày 15/03/2022
  • Hit 116
  • Tác giả iwep

Tên đề tài:     Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta đến năm 2020

Mã số:            ĐL – XH.14/15

Chủ nhiệm:   TS. Lại Lâm Anh

Thời gian thực hiện: Từ 12/2015 tới 11/2017

Tổ chức chủ trì:Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

 

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện, đề tài đã thực hiện các cuộc khảo sát ở nước ngoài để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của Hàn Quốc đối với các TCPCPQT hoạt động ở các nước này. Đề tài đã thực hiện điều tra khảo sát thực tế tại 6 tỉnh thành ở Việt Nam là Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Kiên Giang dưới hình thức điều tra phỏng vấn chính quyền địa phương (Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư) cũng như Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị và các tổ chức phi chính phủ quốc tế có dự án trên địa bàn khảo sát và lấy ý kiến người dân.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã đề ra một số kiến nghị sau:

  1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo cơ hội cho các TCPCPQT phát triển.
  2. Cải cách bộ máy quản lý các tổ chức phi chính phủ quốc tế từ cấp trung ương tới cấp địa phương.
  3. Thay đổi cơ chế hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong bối cảnh nguồn tài trợ bên ngoài vào Việt Nam đang giảm đi.
  4. Đẩy mạnh phát triển chuỗi “Mô hình kinh doanh công nghiệp nhân đạo”.
  5. Xây dựng và duy trì tính bền vững, nâng cao hiệu quả viên trợ phi chính phủ quốc tế.
  6. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến viện trợ phi chính phủ quốc tế một cách có chọn lọc.
  7. Tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin để thay đổi nhận thức về công tác phi chính phủ.
  8. Tạo cơ chế đối thoại giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế với các cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này tham gia vào quá trình tư vấn chính sách của nhà nước.
  9. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  10. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Lại Lâm Anh