Đề tài

Hoạt động nghiên cứu

Share Social
Print
Quay lại

Đề tài: “Tổng quan tình hình kinh tế thế giới hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI: Thực trạng, vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu”

  • Ngày 22/03/2022
  • Hit 1461
  • Tác giả iwep
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thanh Đức
Thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2009-2010
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
– Phân tích những đặc điểm chủ yếu của tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2000 – 2010 thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản như tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới, thất nghiệp, thương mại, đầu tư, tài chính – tiền tệ toàn cầu. Tập trung nghiên cứu những điều chỉnh chính sách của các nước, yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
– Dự báo các xu hướng phát triển chủ đạo của kinh tế thế giới tầm nhìn đến 2020. Bên cạnh các nhân tố truyền thống vốn có, cần chú ý đến những nhân tố mới xuất hiện sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như: biến đổi khí hậu toàn cầu, công nghệ xanh, việc tăng trưởng kiểm soát đối với hệ thống tài chính toàn cầu, xu hương gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế…
– Dựa trên những phát hiện chính từ việc đánh giá nói trên, đề tài đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam trước những xu thế bất lợi và khả năng tận dụng những cơ hội mới.
Ngoài phần Mở đầu (Mục lục, Tài liệu tham khảo, Bảng viết tắt, Phụ lục) và Kết luận, nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Thực trạng và những đặc điểm nổi bật của kinh tế thế giới giai đoạn 2000 – 2010.
1. Thực trạng của kinh tế thế giới giai đoạn 2000 – 2010
Khái quát lại từ 2000 – 2010, nền kinh tế thế giới đã trải qua 3 thời kỳ rõ rệt: Giai đoạn 1: 2001 – 2002: Kinh tế thế giới suy thoái nhẹ; Giai đoạn 2: 2003 – 2007: thời kỳ 5 năm tăng trưởng cao và tương đối ổn định của kinh tế thế giới; Giai đoạn 3: 2008 – 2010: giai đoạn khủng hoảng và suy thoái của kinh tế thế giới.
2. Những đặc điểm nổi bật của kinh tế thế giới giai đoạn 2000 – 2010
– Thứ nhất, tăng trưởng của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại và nhóm các nước mới nổi, nhất là các nước châu Á đang thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
– Thứ hai, về thương mại thế giới. tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu, của nhóm các nước mới nổi và đang phát triển khác luôn cao hơn các nước phát triển, mất cân đối toàn cầu ngày càng gia tăng, giá cả hàng hóa tăng mạnh và sự bế tắc trong Vòng đàm phán Đôha và thay vào đó là sự nở rộ của các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.
– Thứ ba, về FDI thế giới. các nước phát triển và châu Á vẫn tiếp tục là nơi thu hút nhiều FDI trên toàn cầu, sáp nhập và mua lại tiếp tục là hình thức đầu tư chủ yếu, có sự chuyển dịch dòng FDI từ khai khoáng sang khu vực dịch vụ.
– Thứ tư, về tài chính – tiền tệ thế giới. qui mô các thị trường tài chính, chứng khoán lớn mạnh không ngững, tuy nhiên có nhiều biến động với biến cố lớn nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008-2009.
– Thứ năm, những vấn đề và bất ổn của kinh tế thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, an ninh năng lượng, lương thực.
– Thứ sáu, sự điều chỉnh chính sách kinh tế của các nước ngày càng tích cực và mạnh mẽ hơn.
Phần II: Dự báo sự phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020
Phần này trình bày những xu hướng nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới đến năm 2020:
– Biến đổi khí hậu là hiệu ứng lan truyền toàn cầu, một thảm họa tiềm tàng và là một trong những vấn đề chung lớn nhất của thế giới.
–          Nguy cơ thiếu hụt năng lượng toàn cầu ngày càng tăng.
–          Nguy cơ thiếu hụt và khủng hoảng lương thực toàn cầu.
–          Công nghệ “xanh” được coi như là bước đột phá về khoa học công nghệ làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới sau khủng hoảng và trong tương lai.
–          Xu hướng tăng cường quản lý và giám sát đối với hệ thống tài chính thế giới.
–          Xu hướng bảo hộ càng gia tăng trên thế giới.
–          Xu hướng tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thế giới.
–          Sự thay đổi tương quan sức mạnh giữa các nước lớn đến năm 2020.
Phần III: Tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam, một số khuyến nghị chính sách
1.       Biến đổi khí hậu, tác động và đối sách của Việt Nam.
2.       Xu thế “Công nghệ xanh” trên thế giới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
3.       Xu thế tăng cường điều tiết và kiểm soát đối với hệ thống tài chính trên thế giới, những hàm ý cho Việt Nam.
4.       Xu hướng bảo hộ đang tăng lên trong nền kinh tế thế giới, tác động và đối sách của
Việt Nam.
5.       Xu hướng tăng cường vai trò nhà nước trong điều tiết kinh tế trên thế giới, một số kết luận rút ra cho Việt Nam.
6.       Sự thay đổi tương quan sức mạnh trên thế giới đến năm 2020 và vị thế của Việt Nam.