Text Box: KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC

 

 

Đức Thành, Văn Long, Kiều Trinh, Herawati, Cut Nurul Aidha       Tầm quan trọng của môi trường…

 
Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh trong thu hút FDI bền vững tại ASEAN(*)

 

NGUYỄN ĐỨC THÀNH* PHẠM VĂN LONG**

KIỀU TRINH***

HERAWATI****

CUT NURUL AIDHA*****

 

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân tích môi trường kinh doanh và các ưu đãi phi thuế ở ASEAN và tác động của chúng đối với mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc gia này. Kết quả từ nghiên cứu tài liệu kết hợp với phân tích hệ số tương quan cho thấy nhiều yếu tố môi trường kinh doanh có tương quan thuận đối với dòng vốn FDI vào các nước ASEAN, trong đó mở cửa kinh tế, thuận lợi kinh doanh, quy mô thị trường và phát triển con người có hệ số tương quan mạnh nhất. Mặt khác, không có nghiên cứu nào trước đây đưa ra bằng chứng xác thực về tác động tích cực của ưu đãi phi thuế lên dòng vốn FDI. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia thành viên ASEAN cần nhận thức về “cuộc đua xuống đáy” xuất phát từ việc cung cấp dư thừa các ưu đãi đầu tư nhằm thu hút FDI.

Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cuộc đua xuống đáy, ưu đãi đầu tư, môi trường kinh doanh, ASEAN.

 


1.  Giới thiệu

Ưu đãi đầu đã dần trở thành một thông lệ chính sách tiêu chuẩn ASEAN khi các quốc


. .*, **,*** Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam

****,***** Prakarsa, Indonesia

(*) Bài nghiên cứu này dựa trên sự bổ sung, chỉnh sửa từ một phần kết quả của dự án nghiên cứu “Hướng đến sự phát triển bền vững của ASEAN: Cải thiện môi trường kinh doanh là chìa khóa để thu hút FDI, không phải cạnh tranh thuế” do cùng nhóm tác giả thực hiện, do tổ chức Oxfam tại Việt Nam hỗ trợ thông qua Dự án Tài chính cho Phát triển. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý của các chuyên gia: bà Nguyễn Thu Hương, ông Nguyễn Quang Thái (Oxfam tại Việt Nam), Mustafa Talpur (Oxfam tại Châu Á), bà Susana Ruiz Rodríguez (Oxfam Quốc tế) và ông Henrique Alencar (Oxfam Novib). Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Tổ chức Oxfam, VEPR, VESS PRAKARSA.


gia thành viên đưa ra một loạt các ưu đãi thuế phi thuế cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) để thu hút đầu tư. Đáng lo ngại hơn, các nước ASEAN có đặc điểm kinh tế tương đồng thường có xu hướng cạnh tranh với nhau thay vì phối hợp các chính sách, hướng tới lợi ích tập thể. Việc lạm dụng các ưu đãi này khiến các nước ASEAN rơi vào "cuộc đua xuống đáy" khi các nước láng giềng cố gắng vượt mặt nhau trong cuộc đua thu hút các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, gây thất thu ngân sách cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

Ưu đãi đầu tư ở ASEAN phần lớn được cung cấp dưới dạng ưu đãi thuế. Ưu đãi thuế bao gồm các chính sách tài khóa do chính phủ thiết kế nhằm khuyến khích đầu bằng cách giảm thuế


 


doanh nghiệp, ví dụ như miễn thuế, ân hạn thuế và thuế ưu đãi. Trong mười năm qua, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thực trung bình của ASEAN đã giảm từ 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020 (VEPR cộng sự, 2020). Việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quá mức gây ra mối đe dọa đối với thu ngân sách quốc gia dưới hình thức chi qua thuế. Thất thu ngân sách do ưu đãi thuế doanh nghiệp ước tính bằng 6% GDP ở Campuchia và 1% GDP ở Việt Nam và Philippines (OECD, 2019). Hơn hết, các nghiên cứu trước đây không tìm được bằng chứng nào cho thấy ưu đãi thuế có tác động tích cực đến thu hút FDI ở các nước ASEAN - trên thực tế còn hoàn toàn ngược lại (James, 2014). Hầu hết các ưu đãi này được các nước thành viên ASEAN đưa ra không phải để thu hút đầu tư dài hạn mà thay vào đó là để lấp đầy những yếu kém trong quản trị và cơ sở hạ tầng để đáp ứng kỳ vọng ngắn hạn của các nhà đầu tư (VEPR và cộng sự, 2020).

Bên cạnh ưu đãi về thuế, các nước ASEAN còn sử dụng các ưu đãi phi thuế để khuyến khích đầu tư. Ưu đãi phi thuế bao gồm tất cả những ưu đãi không liên quan đến các chính sách về thuế như: Ưu đãi đất đai, hỗ trợ việc làm và đào tạo, và ưu đãi tài chính là một số hình thức ưu đãi phi thuế được sử dụng rộng rãi ở ASEAN để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, giống như các ưu đãi thuế, hiệu quả xúc tiến đầu tư thực sự của những chính sách ưu đãi phi thuế vẫn còn nhiều tranh cãi. Rất khó xác định tác động cụ thể của ưu đãi phi thuế đối với FDI vì bản chất khó định lượng của ưu đãi phi thuế. Vì vậy, cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về ưu đãi phi thuế như một đề tài riêng lẻ vẫn còn khan hiếm hầu hết các nghiên cứu kết hợp ưu đãi thuế phi thuế thành một loại ưu đãi đầu tư.

So với các ưu đãi thuế phi thuế, môi trường kinh doanh của một quốc gia, được thể hiện qua các chỉ số như quy mô thị trường và chất lượng thể chế, có nhiều tác động tích cực hơn đến sức hấp dẫn của quốc gia này đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả khảo sát của UNIDO (2011) nghiên cứu sức hút của các yếu


tố khác nhau đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở các nước Cận Sahara châu Phi cho thấy các nhà đầu nước ngoài quan tâm nhiều đến sự ổn định kinh tế và chính trị hơn các gói ưu đãi khi quyết định địa điểm để đầu tư. Tuy nhiên, các quốc gia ASEAN đều ghi nhận thành tích thấp trong phát triển một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, ngoại trừ Singapore Brunei.

Nghiên cứu này nhằm làm rõ tác động của môi trường kinh doanh và các ưu đãi phi thuế (chủ yếu ưu đãi về đất đai) đối với mức độ thu hút FDI của các nước ASEAN, từ đó phân tích liệu chúng có đóng vai trò quyết định trong lựa chọn của các công ty đa quốc gia (MNC) khi đầu vào các nước ASEAN, hay ít nhất cũng tác động đáng kể như mong đợi hay không. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quốc gia thành viên ASEAN cần nhận thức về “cuộc đua xuống đáy” xuất phát từ việc cung cấp thừa ưu đãi thuế phi thuế cho các nhà đầu nước ngoài.

2.  Tổng quan tài liệu

Bằng chứng thực nghiệm từ các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ thu hút FDI nhạy cảm với một số chỉ số môi trường kinh doanh. Các khía cạnh của môi trường kinh doanh như môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và phát triển thị trường được nhận thấy ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định FDI.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, độ tự do kinh tế và tự do hóa thương mại có mối quan hệ chặt chẽ về mặt thống kê với dòng vốn FDI. Tỷ lệ lạm phát, một chỉ báo của sự ổn định kinh tế, có tương quan nghịch với dòng vốn FDI (Demirhan và Masca, 2008). Tự do kinh tế được nhận định là có tác động quyết định tới FDI (Ghazalian và Amponsem, 2019). Tự do hóa thương mại, thường được nhắc tới như một phần của sự tự do kinh tế, là yếu tố then chốt trong những cải cách chính sách nhằm thu hút FDI. Theo OECD (2019), mối quan hệ nghịch giữa Chỉ số hạn chế FDI2 do quy định


2 Chỉ số hạn chế về quy định FDI của OECD (Chỉ số FDI) đo lường mức độ hạn chế của các quy định về FDI của một quốc gia trong 22 lĩnh vực kinh tế trên 69 quốc gia, bao gồm tất cả các quốc gia OECD và G20.


 


lượng vốn tích lũy FDI vào cho thấy rằng một quốc gia có môi trường kinh doanh hạn chế hơn thường có xu hướng thu hút dòng vốn FDI ít hơn. Đáng chú ý, bằng chứng từ Malaysia, Indonesia, Việt Nam Philippines cho thấy các nhà đầu nước ngoài xu hướng phản hồi tích cực với các cải cách lớn về quy định trong việc thúc đẩy tự do hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tự do hóa dịch vụ nhanh chóng có thể gây tổn hại cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước đang phát triển. Thật vậy, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, những quốc gia đã trải qua những cải cách tự do hóa lớn, ghi nhận tình trạng bất bình đẳng tài sản đáng báo động trong giai đoạn 2010

- 2017, với các chỉ số Gini lần lượt 0,84, 0,84,

0,82 và 0,74 (VEPR và cộng sự, 2020). Do đó, khi xây dựng kế hoạch tự do hóa thương mại, chính phủ các nước cần xem xét các mối đe dọa tiềm tàng của tự do hóa đối với nhóm dễ bị tổn thương và thực hiện các chính sách, nếu cần thiết, để giải quyết các tác động tiêu cực về nghèo đói (McCulloch cộng sự, 2001).

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thể chế tới FDI chỉ ra rằng, quản trị kém là một yếu tố lớn dẫn tới dòng vốn FDI thấp. Chất lượng quản trị thấp ở nước sở tại có thể làm tăng chi phí do tham nhũng, chính phủ kém hiệu quả và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) yếu. Nhiều nước ASEAN đã nhận thức được tầm quan trọng của quyền SHTT trong thu hút FDI. Adams (2010) chỉ ra rằng mối tương quan thuận giữa bảo hộ quyền SHTT và mức độ thu hút FDI có ý nghĩa thống kê. Mức độ bảo vệ quyền SHTT tối ưu của một quốc gia thay đổi tùy theo trình độ công nghệ, với các nước phát triển yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, nếu bảo hộ quyền SHTT được quy định vượt quá mức tối ưu, nó sẽ gây hại cho nền kinh tế (Yi Naghavi, 2017). Theo đó, mỗi quốc gia nên thiết kế các chính sách về quyền SHTT, chẳng hạn như các điều khoản bản quyền, luật bằng sáng chế và các ngoại lệ, dựa theo nền tảng kinh tế và công nghệ của họ. Yi Naghavi (2017) cũng đề


xuất các quốc gia đang phát triển nên khuyến khích phát minh trong nước để thu hẹp khoảng cách về công nghệ trước khi thắt chặt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Những nỗ lực hướng tới thúc đẩy phát triển thị trường cũng có thể giúp các nước ASEAN nhận được nhiều vốn FDI hơn. Kết quả từ nghiên cứu của Hoang và Bui (2015) chỉ ra rằng quy mô thị trường nội khối, tính bằng GDP, là một trong những yếu tố chính khuyến khích dòng vốn FDI vào ASEAN. Tuy nhiên, chúng cho thấy các nước nhỏ cũng có thể thu hút FDI bằng cách cải thiện chất lượng thể chế và ổn định chính trị, xóa bỏ các rào cản thương mại với các nước láng giềng và phát triển cơ sở hạ tầng quốc tế. Phát hiện từ Soumaré và Tchana Tchana (2015) cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sự phát triển thị trường chứng khoán trong nước và lượng vốn FDI nhận được. Thị trường chứng khoán phát triển cho thấy những dấu hiệu của sức sống, môi trường kinh doanh thân thiện và sự cởi mở với các nhà đầu nước ngoài. Tuy nhiên, ngành ngân hàng, một chỉ số khác của thị trường tài chính, cho thấy mối quan hệ nhân quả không rõ ràng với dòng vốn FDI. Hiệu quả thị trường lao động, theo Parcon (2008), có mối quan hệ phi tuyến tính với sự lựa chọn địa điểm FDI. Những nước đang phát triển nên quy định các phương thức tuyển dụng và sa thải một cách hợp lý để nâng cao năng suất lao động mà không làm tăng chi phí điều chỉnh việc làm.

Các quốc gia có chất lượng cơ sở hạ tầng cao đang lợi thế hơn trong việc thu hút FDI. Goodspeed, Martinez-Vazquez và Zhang (2011) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, cho thấy độ nhạy cảm của FDI đối với chất lượng cơ sở hạ tầng của nước sở tại ở cả các nước phát triển đang phát triển. Gopalan, Rajan Duong (2019) nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc kéo dòng vốn FDI mới vào Trung Quốc và vào khối ASEAN. Mô hình tác động cố định ở nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng trong số các biến cơ sở hạ tầng, chiều dài của những con đường trải nhựa


 


là yếu tố đóng góp chính vào thu hút dòng vốn FDI mới. Mật độ các con đường dày đặc giúp giảm chi phí vận tải, mang lại lợi ích cho các nhà đầu nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu trong lĩnh vực sản xuất.

Với sự tham gia ngày càng nhiều của công nghệ vào quá trình sản xuất, năng lực công nghệ có thể trở thành một yếu tố thu hút một lượng lớn vốn FDI. Palit Nawani (2007) chỉ ra rằng, mức độ phát triển công nghệ trong nước là lý do Hồng Công, Singapore, Hàn Quốc Trung Quốc tiếp tục các điểm đến hấp dẫn FDI, trong khi một số quốc gia ASEAN như  Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines bị bỏ lại phía sau. Trung Quốc Ba con Hổ châu Á lợi thế so sánh trong việc thu hút FDI thâm dụng công nghệ nhờ liên tục phát triển năng lực công nghệ trong nước (Palit Nawani, 2007).

Các chính phủ ASEAN có thể khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng cách nâng cao kỹ năng năng suất của lực lượng lao động. Bằng chứng từ sáu quốc gia ASEAN gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cho thấy vốn con người và năng suất lao động có quan hệ thuận với dòng vốn FDI. Điều quan trọng là, chi phí lao động trên danh nghĩa cũng có mối quan hệ thuận với lượng vốn FDI, cho thấy khi xác định địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến chất lượng lao động cao hơn chi phí lao động rẻ


(Hoang, 2012). Do đó, hỗ trợ về chất lượng lao động có thể trở thành động lực lớn cho FDI vào các quốc gia ASEAN.

3.  Dòng vốn FDI vào mỗi quốc gia ASEAN

ASEAN đã chứng kiến dòng vốn FDI tăng mạnh 36,04% trong năm 2017 sau khi giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Dòng vốn FDI giảm một lượng nhỏ trong năm 2018 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2019, tổng cộng đạt mức 160 tỷ USD. Xét về giá trị tương đối, tỷ trọng dòng vốn FDI toàn cầu của ASEAN đã tăng liên tục kể từ năm 2016, tuy sự chậm lại từ năm 2018 đến năm 2019. Năm 2019, khu vực này đóng góp hơn 12% dòng vốn FDI toàn cầu. Tuy nhiên, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại Phát triển dự báo đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN (UNCTAD, 2020). Nguyên nhân chính là do lượng cầu có xu hướng sụt giảm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn do các hạn chế thương mại để bảo vệ nhu cầu trong nước (Chandra, Mujahid Mahyassari, 2020). UNCTAD dự báo rằng, thế giới thể sẽ chứng kiến tổng giá trị FDI thấp về mức 1.000 tỷ USD lần đầu tiên kể từ năm 2005 các nước đang phát triển châu Á sẽ trải qua sự sụt giảm lên tới 30 - 40% trong dòng vốn FDI vào năm 2020 (UNCTAD, 2020).


Hình 1:                             Dòng vốn FDI vào ASEAN giai đoạn 2013 - 2019


Nguồn: ASEAN Stats Data Portal (2020) World Bank (2020).


 


Xu hướng tăng của FDI trong lĩnh vực sản xuất một trong những động lực chính thúc đẩy dòng vốn FDI vào khu vực. Dòng vốn FDI vào lĩnh vực này tăng từ 31,73 tỷ USD năm 2017 lên 54,82 tỷ USD năm 2018, chiếm 35,81% dòng chảy vào các nước ASEAN. Lĩnh vực dịch vụ, bao gồm tài chính, bán buôn bán lẻ, đã gặp sự sụt giảm về đầu tư nhưng vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều FDI vào ASEAN. Không có sự thay đổi nào đáng kể về dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2017 - 2018, với FDI vào lĩnh vực này chiếm khoảng 8,7% đến 9% dòng vốn của ASEAN. Quy mô FDI vào nông nghiệp, vận chuyển và lưu trữ, và xây dựng dường như còn khá nhỏ so với bốn lĩnh vực lớn nhất. Tuy nhiên, ba lĩnh vực này vẫn giữ tầm quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mỗi lĩnh vực chiếm khoảng 2% dòng vốn FDI của ASEAN.


Nguồn FDI quan trọng nhất vào ASEAN là các khoản đầu tư nội khối, chiếm 16,71% tổng dòng chảy trong năm 2017 và 15,90% vào năm 2018. Mỹ là nhà đầu tư chính vào ASEAN vào năm 2017, nhưng FDI từ quốc gia này đã giảm đáng kể, với mức sụt giảm 15,33% trong năm 2018. Các nước đầu lớn khác như Trung Quốc và Hà Lan cũng giảm đầu tư lần lượt là 20,20% 69,23% trong năm 2018 (so với 2017). Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lớn khác như Nhật Bản và Hồng Công, SAR lại tăng đầu tư lần lượt 46,21% và 112,11% trong năm 2018. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của sự bùng phát Covid-19 từ đầu năm 2020, kế hoạch đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (MNC) vào ASEAN thể nhiều biến động hơn nữa (OECD, 2020).


 

Hình 2: ASEAN: Các lĩnh vực FDI và quốc gia/khu vực đầu tư chính giai đoạn 2017 - 2018

 

 

 

 

 

Nguồn: ASEAN Stats Data Portal (2020).


 


Từ năm 2017 đến 2018, sáu trên mười quốc gia trong khối ASEAN đã có sự suy giảm về dòng vốn FDI, trong khi bốn quốc gia còn lại có sự tăng trưởng. Dòng vốn FDI tăng 60% giúp


Thái Lan vượt qua Malaysia Philippines, trong khi mức giảm 32% đã đưa Myanmar trở thành quốc gia có dòng vốn FDI thấp thứ hai trong ASEAN vào năm 2018.


Hình 3:         Dòng vốn FDI vào ASEAN theo từng quốc gia giai đoạn 2017 - 2018

 


 


Nguồn: World Bank (2020).

Mặc dù có sự tương đồng về các chỉ số kinh tế vĩ mô, Singapore là quốc gia nhận FDI lớn nhất trong ASEAN, trong khi Brunei là nước nhận ít nhất. Dòng vốn FDI vào cả hai nước này có sự khác biệt đáng kể so với các nước trong khu vực. Cũng có sự khác biệt lớn trong cơ cấu đầu tư theo ngành giữa Singapore và Brunei. Cụ thể, ngành tiếp nhận FDI lớn nhất ở Brunei là ngành sản xuất, trong khi FDI vào Singapore tập trung nhiều hơn ở các ngành dịch vụ như tài chính thương mại bán buôn và bán lẻ.

Tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, FDI vào lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn tổng dòng vốn FDI và có sự gia tăng trong khoảng 2017 - 2018 (ngoại trừ Philippines). Các lĩnh vực sơ khai ở bốn trên năm quốc gia này không đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu nước ngoài (ngoại trừ


Indonesia). Đầu tư nội khu vực đóng vai trò quan trọng ở cả năm quốc gia, nhưng không có chênh lệch lớn về tỷ trọng trong tổng dòng vốn FDI giữa nguồn đầu tư này và các nguồn khác, ngoại trừ Indonesia, quốc gia có 54,26% tổng dòng vốn FDI năm 2018 đến từ các nước ASEAN khác.

Campuchia, Lào và Myanmar là các quốc gia duy nhất trong khu vực có các lĩnh vực sơ khai nằm trong số năm quốc gia nhận FDI hàng đầu. Campuchia và Lào phụ thuộc nhiều vào FDI của Trung Quốc như nguồn FDI chính. Campuchia có các nguồn đầu tư đa dạng hơn Lào, trong đó FDI của Trung Quốc chiếm 79% tổng dòng chảy. Khác với Campuchia và Lào, Myanmar phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản đầu nội khối ASEAN, nhưng Trung Quốc vẫn là nguồn FDI lớn thứ hai.


 

Bảng 1: Tổng hợp về dòng vốn FDI vào các quốc gia ASEAN, theo ngành quốc gia/khu vực đầu tư, giai đoạn 2017 - 2018

 

 

 

Quốc gia

Các ngành đứng đầu

Các quốc gia/khu vực đầu tư đứng đầu

 

Ngành

Dòng vốn FDI (triệu USD)

Quốc gia/khu vực đầu tư

Dòng vốn FDI (triệu USD)

2017

2018

2017

2018

 

 

Brunei

Sản xuất

493

700

Hồng Công

465

655

Tài chính bảo hiểm

-102

75

Nhật Bản

755

99

Xây dựng

481

19

ASEAN

547

71

Bán buôn, bán lẻ

-13

-29

Hà Lan

-24

26

Khai thác mỏ

-478

-263

Vương quốc Anh

-562

-370

 

 

Campuchia

Tài chính và bảo hiểm

948

1,057

Trung Quốc

628

807

Sản xuất

319

421

ASEAN

601

776

Bất động sản

369

364

Hồng Công

355

341

Các lĩnh vực khai

253

250

Hàn Quốc

164

248

Xây dựng

107

242

Nhật Bản

219

186

 

 

Indonesia

Sản xuất

9,615

11,338

ASEAN

10,190

11,157

Bán buôn, bán lẻ

4,555

5,262

Nhật Bản

3,913

5,679

Nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp

3,614

3,116

Trung Quốc

1,994

3,398

Vận chuyển và lưu trữ

527

2,991

Hồng Công

548

1,161

Khai thác mỏ

-1,294

-5,883

Mỹ

-2,458

-3,936

 

 

Lào

Xây dựng

413

710

Trung Quốc

1,305

1,043

Cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, và điều hòa

678

200

ASEAN

170

198

Các lĩnh vực khai

391

197

Nhật Bản

68

53

Tài chính bảo hiểm

44

110

Hàn Quốc

102

26

Sản xuất

91

18

 

 

 

 

 

 

Malaysia

Dịch vụ

4,860

4,064

Mỹ

1,616

Sản xuất

1,465

3,841

Hồng Công

1,604

1,583

Xây dựng

465

173

Nhật Bản

1,204

Nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp

47

25

Trung Quốc

1,604

 

 

 

Singapore

1,418

 

 

 

Vương quốc Anh

1,279

-–

 

 

Myanmar

Vận chuyển và lưu trữ

18

1,032

ASEAN

2,601

2,097

Sản xuất

666

847

Trung Quốc

560

462

Các lĩnh vực khai

731

651

Hồng Công

160

355

Cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, và điều hòa

446

410

Liên minh châu Âu

440

213

Bất động sản

138

351

Hàn Quốc

-200

178


 

 

 

Quốc gia

Các ngành đứng đầu

Các quốc gia/khu vực đầu tư đứng đầu

 

Ngành

Dòng vốn FDI (triệu USD)

Quốc gia/khu vực đầu tư

Dòng vốn FDI (triệu USD)

2017

2018

2017

2018

 

 

 

Philippines

Sản xuất

1,182

1,095

ASEAN

726

1,070

Tài chính bảo hiểm

141

454

Hồng Công

108

272

Bất động sản

248

294

Trung Quốc

29

199

Cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, và điều hòa

1,388

199

Mỹ

473

185

Nghệ thuật giải trí

28

198

Đài Loan

83

158

 

 

 

 

Singapore*

Tài chính và bảo hiểm

861,257

927,890

Mỹ

243,688

214,280

Bán buôn, bán lẻ

279,367

272,010

Quần đảo Cayman

105,150

158,710

Sản xuất

181,736

221,650

Quần đảo British Virgin

 

90,555

 

95,511

Dịch vụ hỗ trợ và hành chính chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật

114,311

174,792

 

Hà Lan

 

83,441

 

 

90,492

Bất động sản

41,923

45,766

Nhật Bản

70,780

85,194

 

 

Thái Lan

Sản xuất

1,132

4,828

Nhật Bản

3,132

5,251

Tài chính bảo hiểm

3,375

4,182

Hồng Công

971

2,189

Bất động sản

1,799

2,257

ASEAN

1,814

1,671

Bán buôn, bán lẻ

994

1,793

Mỹ

-121

810

Xây dựng

-35

247

Trung Quốc

73

662

 

 

 

 

Việt Nam

Sản xuất

6,238

7,250

Nhật Bản

3,384

3,875

Bất động sản

1,200

2,891

Hàn Quốc

2,820

3,720

Bán buôn, bán lẻ

961

1,605

ASEAN

2,538

2,790

Dịch vụ hỗ trợ hành

chính    chuyên    nghiệp, khoa học và kỹ thuật

 

404

 

939

 

Trung Quốc

 

987

 

930

Cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, và điều hòa

3,290

711

Hồng Công

1,269

620

* Không có dữ liệu sẵn có về dòng vốn FDI theo ngành và quốc gia đầu tư vào Singapore. Vốn tích lũy FDI được sử dụng thay thế.

Nguồn: Bank Indonesia (2020), Department of Statistics Malaysia Official Portal (2020), Bangko Sentral ng Pilipinas (2020), Singapore Department of Statistics (2020), Bank of Thailand (2020), Department of Economic Planning and Statistics, Brunei Darussalam (2020).


 


4.   Môi trường kinh doanh dòng vốn FDI các quốc gia ASEAN

Môi trường kinh doanh là yếu tố quyết định then chốt đến việc lựa chọn địa điểm của các MNC ở các nước đang phát triển. Môi trường kinh doanh ở các quốc gia ASEAN có sự khác biệt rõ rệt về các yếu tố như sự tự do kinh tế, thuận lợi kinh doanh, chất lượng quản trị, cơ sở hạ tầng và chất lượng lao động.

Nhìn chung, ở các quốc gia ASEAN, hầu hết các yếu tố môi trường kinh doanh đều có mối tương quan thuận với dòng vốn FDI. Nói cách khác, các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh doanh thể gắn liền với dòng vốn FDI lớn.

Mở cửa kinh tế, thuận lợi kinh doanh, quy mô thị trường và phát triển con người là những yếu tố mối tương quan tuyến tính thuận chiều với dòng vốn FDI mạnh nhất. Hầu hết các yếu tố khác có mối tương quan thuận với dòng vốn FDI và chỉ có ba yếu tố, bao gồm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường tài chính và hiệu quả thị trường lao động, có mối tương quan yếu hoặc không tương quan tuyến tính. Hệ số tương quan tuyến tính thấp của thị trường tài chính và hiệu quả thị trường lao động với FDI phù hợp với kết quả từ nghiên cứu trước đây, khẳng định mối quan hệ yếu hoặc phi tuyến tính giữa hai yếu tố này và FDI. Đặc biệt, Soumaré Tchana Tchana (2015) chỉ ra tác động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lên FDI, nhưng không đủ bằng chứng để khẳng định tác động của khu vực ngân hàng đối với FDI, điều này có thể dẫn đến mối quan hệ không ràng giữa thị trường tài chính nói chung với lượng vốn FDI nhận được. Parcon (2008) nhận thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa thị trường lao động FDI, do hai tác động đối lập lên dòng vốn FDI của tính linh hoạt thị trường lao động. Một thị trường lao động được quản lý chặt chẽ có thể đảm bảo việc làm, mang lại sự ổn định cho xã hội và thu hút FDI, nhưng một thị trường lao động cứng nhắc sẽ làm tăng chi phí tuyển dụng sa thải, cản trở dòng vốn FDI.


Đối với các yếu tố môi trường kinh doanh có mối quan hệ thuận với dòng vốn FDI, các quốc gia ASEAN thường được chia thành hai nhóm riêng biệt, một nhóm có môi trường kinh doanh thuận lợi và dòng vốn FDI cao, nhóm còn lại có cả môi trường kinh doanh không thuận lợi lẫn dòng vốn FDI thấp. Ở hầu hết các yếu tố, ngoại trừ tự do kinh tế, nhóm đầu bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan Việt Nam, nhóm sau bao gồm Campuchia, Lào Myanmar. Cần có những nỗ lực đáng kể để cải thiện môi trường đầu tư nếu nhóm các quốc gia sau muốn tăng lượng FDI thu hút được. Phát triển con người ở Campuchia, Lào và Myanmar vẫn còn thiếu và là một trở ngại cho các quốc gia này trong thu hút FDI vào các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Điều kiện môi trường kinh doanh không mấy thuận lợi ở ba quốc gia này, đặc biệt là chất lượng thể chế, giải thích tại sao ba quốc gia này phụ thuộc nhiều vào FDI từ Trung Quốc vốn có xu hướng bị thu hút bởi các quốc gia giàu tài nguyên với thể chế kém (Kolstad Wiig, 2012).

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan Việt Nam, là nhóm có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và dòng vốn FDI cũng cao hơn so với các nước Campuchia, Lào Myanmar. Điều này phù hợp với phát hiện của OECD (2019) rằng các cải cách lớn trong tự do hóa ở bốn nước trong nhóm trên dẫn đến dòng vốn FDI tăng. Trong số năm quốc gia thuộc nhóm này, môi trường kinh doanh của Việt Nam là ít thuận lợi nhất. Các ưu đãi thuế thừa tại Việt Nam đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2021). Đáng ngạc nhiên là quốc gia này chỉ đứng sau Indonesia về thu hút vốn FDI. Mặt khác, mặc dù có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất trong khu vực nhưng Malaysia lại nhận được lượng vốn FDI ít nhất trong năm quốc gia. Điều này chỉ ra rằng phải tồn tại các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty.


 

Bảng 2: Tóm tắt về các yếu tố môi trường kinh doanh tương quan của chúng với dòng vốn FDI tại các quốc gia ASEAN

 

 

Yếu tố môi trường kinh doanh

Tương quan tuyến tính với dòng vốn FDI

Các quốc gia xếp hạng cao

Các quốc gia xếp hạng thấp

Mạnh, thuận

Trung bình, thuận

Yếu/không tương quan

 

 

Môi trường kinh tế

 

 

 

 

 

Môi trường kinh tế vĩ mô

 

 

 

Indonesia,     Malaysia,

Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào

 

Tự do kinh tế

 

 

 

 

Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan

Lào, Malaysia, Myanmar, Việt Nam

Mở cửa kinh tế

 

 

Indonesia,     Malaysia, Philippines, Thái Lan,

Việt Nam

Campuchia, Lào,

Myanmar

Môi trường đầu

 

 

Chất    lượng    thể chế

 

 

 

 

 

 

Hiệu quả chính phủ

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào, Myanmar

 

Chất lượng thể chế

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào, Myanmar

 

Nhận      thức      về tham nhũng

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào, Myanmar

 

Thuận lợi kinh doanh

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào, Myanmar

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

 

 

 

N/A

 

N/A

Phát triển thị trường

 

 

 

 

 

 

Quy thị trường

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

 

Campuchia, Lào

Phát      triển      thị trường tài chính

 

 

 

N/A

 

N/A

Hiệu quả thị trường lao động

 

 

 

N/A

 

N/A


 

 

Yếu tố môi trường kinh doanh

Tương quan tuyến tính với dòng vốn FDI

Các quốc gia xếp hạng cao

Các quốc gia xếp hạng thấp

Mạnh, thuận

Trung bình, thuận

Yếu/không tương quan

 

 

 

 

 

 

 

 

Các yếu tố khác

 

 

 

 

 

 

Cơ sở hạ tầng

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

 

Campuchia, Lào

 

Khuynh        hướng công nghệ

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

 

Campuchia, Lào

 

Phát      triển     con người

 

 

 

Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam

Campuchia, Lào, Myanmar

Giáo dục đào tạo đại học

 

 

 

Indonesia,     Malaysia, Philippines, Thái Lan,

Việt Nam

Campuchia, Lào

Lưu ý: Mối tương quan mạnh và dương nếu hệ số tương quan Pearson ít nhất là 0,65, tương quan trung bình và dương nếu hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,65 và yếu hoặc cho thấy không có mối liên hệ nào nếu hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3. Do Singapore và Brunei có sự khác biệt rõ ràng với các quốc gia ASEAN khác cả về dòng vốn FDI và môi trường kinh doanh, hai quốc gia này đã được loại khỏi phân tích trên để tránh làm sai lệch kết quả.

Nguồn: Tính toán và phân loại của tác giả dựa trên số liệu từ World Bank (2020), World Economic Forum (2017), Transparency International (2020), Legatum Institute (2019), Heritage (2020), United Nations Development Programme (2020).


5.  Ưu đãi đất đai dòng vốn FDI các quốc gia ASEAN

Ngoài các ưu đãi thuế, các loại ưu đãi phi thuế khác nhau cũng là một phần của cuộc cạnh tranh giữa các nước ASEAN để thu hút FDI, đặc biệt giữa Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Các ưu đãi đầu phi thuế khu vực thường được cung cấp dưới các hình thức ưu đãi đất đai, hỗ trợ việc làm ưu đãi tài chính. Các quốc gia ASEAN đang cạnh tranh chủ yếu bằng các ưu đãi về đất đai, tạo ra một cuộc chạy đua bất lợi, ảnh hưởng xấu đến xã hội địa phương và chất lượng quản trị của các nước. Hình 4 cho thấy thời hạn thuê đất ban đầu tối đa các quốc gia.


Malaysia dẫn đầu khu vực về thời hạn thuê ban đầu, với hợp đồng thuê 99 năm không gia hạn. Thái Lan và Indonesia cũng cung cấp thời gian thuê dài hạn, lần lượt là 99 năm và 95 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn. Campuchia và Lào đưa ra thời hạn thuê đất ban đầu ngắn nhất, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài ở những quốc gia này được phép đăng ký gia hạn với thời gian được quyết định theo từng trường hợp. Ở Thái Lan, ngoài hợp đồng thuê dài hạn, các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định còn được phép sở hữu đất đai. Miễn giảm tiền thuê nhà cũng được áp dụng các khu vực kinh tế cụ thể của một số nước ASEAN và thay đổi tùy theo tình trạng kinh tế hội của các khu vực


 


đó. Tại Việt Nam và Lào, các dự án có thể được miễn tiền thuê lên đến 15 năm kể từ khi bắt đầu dự án, áp dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích các khu vực khó khăn. Ngoài


việc miễn tiền thuê đất, Việt Nam còn giảm tiền thuê lên đến 50% đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nhất định hoặc các dự án chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.


Hình 4:    Thời hạn thuê đất tối đa (bao gồm cả gia hạn) các nước ASEAN (năm)


Lưu ý: Thời gian gia hạn hợp đồng thuê đất đã hết hạn tại Campuchia Lào được phê duyệt theo từng trường hợp.

Nguồn: Đánh giá và phân loại của các tác giả.


Do những khó khăn trong việc định lượng các ưu đãi về đất đai, không có bằng chứng rõ ràng để khẳng định rằng các ưu đãi này có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI. Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng các nhà đầu tư nước ngoài có quan tâm đến các ưu đãi về đất đai khi quyết định lựa chọn địa điểm FDI, trong khi những nghiên cứu khác cho rằng tác động của các ưu đãi này rất nhỏ. Cuộc khảo sát từ Dorożyński, Świerkocki, Urbaniak (2014) cho thấy các nhà đầu nước ngoài đánh giá cao việc cung cấp đất đầu tư đã qua khai phá. Mặt khác, theo Rolfe và cộng sự (1993), các nhà đầu tư nước ngoài từ Mỹ tỏ ra ít quan tâm đến việc cấp đất khi xem xét đầu vào khu vực Caribe. Trong số 20 ưu đãi được cung cấp ở khu vực Caribe, cấp đất chỉ xếp thứ 17, với số điểm 3,94 trên thang điểm 9. Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất quan tâm đến việc cấp đất hơn so với lĩnh vực dịch vụ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các doanh nghiệp sản xuất cần nhiều đất hơn cho các hoạt động sản xuất của họ (Rolfe và cộng sự, 1993). Ví dụ, ở các quốc gia ASEAN hào phóng về cung cấp đất đai, bao gồm Malaysia,


Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines, sản xuất ngành tiếp nhận FDI lớn nhất (như đã đề cập trong Phần I). Tuy nhiên, cuộc khảo sát từ Rolfe và các cộng sự (1993) cho thấy rằng việc cấp đất cũng chỉ đứng thứ 18 đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của các ưu đãi về đất đai đã gây ra tình trạng đất bị cướp khỏi các cộng đồng bản địa làm gia tăng chênh lệch về thu nhập. Campuchia, nhượng đất kinh tế được cho là cản trở quá trình đăng ký quyền sở hữu đất tập thể của các cộng đồng bản địa. Quá trình cấp giấy phép nhượng đất thường diễn ra nhanh hơn so với quá trình đăng ký quyền sở hữu đất tập thể, do đó, việc yêu cầu nhượng quyền bị trùng lặp ở các khu vực địa phương sẽ một trở ngại cho người bản địa trong việc đảm bảo quyền và khả năng tiếp cận các vùng đất truyền thống của họ (Prachvuthy, 2011). Tại Lào, hàng trăm nghìn hecta đã bị chiếm dụng từ người dân địa phương và nhượng quyền nhưng không được sử dụng hợp lý. Các nhóm nghèo nhất của hội,


 


những người dựa vào đất đai tài nguyên thiên nhiên, đã mất đi tài sản sản xuất quan trọng nhất của họ, làm tăng chênh lệch giàu - nghèo trong nước (Hanssen, 2007).

Hơn nữa, sự thiếu minh bạch trong quá trình cấp ưu đãi đất đai tạo sở cho tham nhũng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Ở Campuchia và Lào, việc gia hạn thời gian thuê đất có thể được thương lượng theo từng trường hợp không được công khai, giúp các nhà đầu tư có thêm quyền mặc cả tạo hội cho tham nhũng và trục lợi (UNCDF, 2010). Trên thực tế, hai quốc gia này xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng khu vực về mức độ nhận thức tham nhũng, với Lào đạt 29 điểm và Campuchia đạt 20 điểm trên thang điểm từ 0 đến 100.

6.  Kết luận

Nghiên cứu này thảo luận về vai trò của môi trường kinh doanh và các ưu đãi phi thuế trong xúc tiến đầu tư của các quốc gia ASEAN bằng cách tiến hành đánh giá tài liệu cũng như xem xét mối tương quan giữa dòng vốn FDI và các yếu tố tác động lên nó. Chúng tôi kết luận rằng trong khi cạnh tranh giữa các quốc gia trong môi trường kinh doanh là cuộc đua có lợi thì cạnh tranh về ưu đãi phi thuế giống như một “cuộc đua xuống đáy”.

ASEAN ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều này thể hiện rõ ràng ở sự tăng trưởng liên tục của dòng vốn FDI kể từ năm 2016, chủ yếu là nhờ sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất FDI. Từ 2019 đến 2020, trong số mười quốc gia ASEAN, bốn quốc gia (bao gồm Brunei, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam) chứng kiến sự gia tăng của lượng vốn FDI, trong khi sáu quốc gia còn lại sự sụt giảm.

Giống với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cho rằng môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến các quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các MNC. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng sự mở cửa kinh tế, độ thuận lợi kinh doanh, quy thị trường phát


triển con người những động lực mạnh mẽ nhất giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh của FDI vào khu vực ASEAN. Trong số các quốc gia nằm trong khối ASEAN, Singapore Brunei cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Singapore thiên đường thuế của khu vực, nhận được lượng FDI vào lớn nhất. Mặt khác, dòng vốn FDI của Brunei là nhỏ nhất trong khu vực, điều này không có đáng ngạc nhiên thị trường và quy mô dân số của nước này tương đối nhỏ khi so sánh với các nước khác. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nhận được dòng vốn FDI cao, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất, do lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng tương đối khá. Dòng vốn FDI vào Campuchia, Lào và Myanmar vẫn bị tụt hậu và phụ thuộc nhiều vào FDI của Trung Quốc do chất lượng thể chế kém.

Ngược lại, các ưu đãi phi thuế như ưu đãi đất đai càng làm trầm trọng thêm “cuộc đua xuống đáy” do tính chất tốn kém tác động khiêm tốn của chúng đối với thu hút FDI. Sự cạnh tranh về ưu đãi đất đai giữa các nước ASEAN đang cướp đi đất đai của xã hội bản địa, theo đó làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế xã hội. Ở Campuchia, Lào và Myanmar, việc cấp các ưu đãi về đất đai, đặc biệt là gia hạn thời hạn thuê đất, còn thiếu minh bạch, dẫn đến có thể làm tăng nguy cơ tham nhũng. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam còn tham gia vào cuộc cạnh tranh trong việc cung cấp các hỗ trợ việc làm và đào tạo, ưu đãi tài chính và một số ưu đãi khác, và không có ưu đãi nào được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn địa điểm FDI.

Để thu hút FDI một cách hiệu quả và bền vững, các quốc gia ASEAN cần phối hợp ngăn chặn cuộc cạnh tranh đầy bất lợi mà các gói ưu đãi dư thừa gây ra, đồng thời đồng thuận về các cách thức cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là những yếu tố quan trọng như độ mở cửa kinh tế, thuận lợi kinh doanh, và phát triển con người♦


 

Tài liệu tham khảo:

1.      Adams, S. (2010): Intellectual property rights, investment climate and FDI in developing countries. International Business Research, 3(3), 201.

2.      Chandra, A.C., I. Mujahid, and R.K. Mahyassari (2020): Trade Measures in the Time of COVID-19: The Case of ASEAN. https://www.asean.org/storage/2020/07/ASEAN-Policy- Brief-3_FINAL_.pdf

3.      Demirhan, E. and M. Masca. (2008): Determinants of foreign direct investment flows to developing countries: a cross-sectional analysis. Prague Economic Papers, 4(4), 356-369.

4.      Dorożyński, T., J. Świerkocki, and W. Urbaniak. (2014): Attracting FDI to the region of Lodz by its local government. Comparative Economic Research, 17(2), 101-118.

5.      Ghazalian, P.L. and F. Amponsem (2019): The effects of economic freedom on FDI inflows: an empirical analysis. Applied Economics, 51(11), 1111-1132.

6.      Goodspeed, T., J. Martinez-Vazquez, and L. Zhang (2011): Public policies and FDI location: Differences between developing and developed countries. FinanzArchiv: Public Finance Analysis, 67(2), 171-191.

7.      Gopalan, S., R.S. Rajan, and L.N.T Duong (2019): Roads to prosperity? Determinants of FDI in China and ASEAN. In R.C.K. Burdekin and T.D. Willett (eds). The Chinese Economy: China’s Global Interdependence, 52(4), 318-341.

8.      Hanssen, C.H. (2007): Lao Land Concessions, Development for the people? International Conference on Poverty Reduction and Forests: Tenure, Market and Policy Reforms, 3–7 September 2007. Regional Community Forestry Training Center for Asia and Pacific, Bangkok.

9.      Hoang, H.H. (2012): Foreign direct investment in South-East Asia: determinants and spatial distribution. Centre for Studies and Research on International Development.

10.   Hoang, H.H. and D.H. Bui (2015): Determinants of foreign direct investment in ASEAN: A panel approach. Management Science Letters, 5(2), pp. 213 - 222.

11.   James, S. (2014): Tax and Non-Tax Incentives and Investments: Evidence and Policy Implications. Investment Climate Advisory Services. World Bank Group.

12.   Kolstad, I., and Wiig, A. (2012): What determines Chinese outward FDI?. Journal of World Business, 47(1), pp.26 - 34.

13.   McCulloch, N., Winters, L. A., and Cirera, X. (2001): Trade liberalization and poverty: A handbook. Centre for Economic Policy Research.

Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, Nguyễn Quang Thái, Langerock, J., Herawati, Salvador,

T. (2021, sắp xuất bản): Vấn đề cạnh tranh thuế trong khối ASEAN: Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Chính trị Thế giới.

14.   OECD. (2019): OECD Investment Policy Review of Southeast Asia. http://www.oecd.org/investment/oecd-investment-policy-review-southeast-asia.htm


 

15.   OECD.      (2020):      COVID-19      crisis      response      in      ASEAN      Member      States. http://www.oecd.org/coronavirus/policy-responses/covid-19-crisis-response-in-asean- member-states-02f828a2/

16.   Palit, A. and S. Nawani. (2007): Technological Capability as a Determinant of FDI Inflows: Evidence from developing Asia & India. Working Paper No. 193, Indian Council for Research on International Economic Relations.

17.   Parcon, H. (2008): Labor market flexibility as a determinant of FDI inflows. University of Hawaii at Manoa, Department of Economics, Working Papers, 08-07.

18.   Prachvuthy, M. (2011): Land acquisition by non-local actors and consequences for local development: Impacts of economic land concessions on the livelihoods of indigenous communities in Northeast provinces of Cambodia. Report prepared for the Netherlands Academy of Land Governance for Equitable and Sustainable Development (LANDac), Utrecht, 1-40.

19.   Rolfe, R., D. Ricks, M.A. Pointer, and M. McCarthy (1993): Determinants of FDI Incentive Preferences of MNEs. Journal of International Business Studies, 24(2), 335-355.

20.   Soumaré, I. and F. Tchana (2015). Causality between FDI and financial market development: Evidence from emerging markets. The World Bank Economic Review, 29(suppl 1), S205-S216.

21.   United Nations Capital Development Fund (UNCDF). (2010): Local development outlook Cambodia: Trends, Policies, Governance. Phnom Penh: UNCDF.

22.   United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) (2011): Africa Investor Report: Towards evidence-based investment promotion strategies.

23.   VEPR, Oxfam in Vietnam, The PRAKARSA, and TAFJA. (2020): Towards Sustainable Tax Policies in the ASEAN Region: The Case of Corporate Tax Incentives. Hanoi, Vietnam.

 

 

 

 

Thông tin tác giả:

 

 

PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chiến lược Việt Nam

Email:

thanh.nguyenduc@vess.org.vn

Th.S. PHẠM VĂN LONG

Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam

KIỀU TRINH

Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam

HERAWATI

Chuyên gia về Chính sách Kinh tế, PRAKARSA, Indonesia

CUT NURUL AIDHA

Quản Nghiên cứu Tri thức, PRAKARSA, Indonesia