Kinh tế chia sẻ ở Philippines:

Thực trạng thách thức

 

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA*

TRẦN THỊ CẨM TRANG**

 

Tóm tắt: Philippines là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế chia sẻ. Những yếu tố về nhân khẩu học như cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận internet cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, và mức độ thích ứng công nghệ nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế chia sẻ Philippines cất cánh - mở rộng cả về quy ngày càng đa dạng về lĩnh vực lẫn hình thức hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà phương thức kinh doanh mới này mang lại, kinh tế chia sẻ của Philippines cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới công tác quản lý, quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, bất bình đẳng gia tăng giữa các nhân doanh nghiệp...

Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, Philippines, công nghệ, đổi mới sáng tạo

 

 


1.   Thực trạng về nền kinh tế chia sẻ Philippines

1.1.   Đặc điểm chung về kinh tế chia sẻ ở Philippines

Theo xếp hạng của Tổ chức Timbro (2018), quy mô kinh tế chia sẻ ở Philippines hiện đứng thứ 103 trên tổng số 223 quốc gia được xếp hạng trên thế giới, với chỉ số TSEI1 đạt 1,3 điểm. So với các quốc gia Đông Nam Á, kinh tế chia sẻ của Philippines tương đối phát triển, chỉ xếp sau Singapore (5,6 điểm), Malaysia (4,4 điểm), Thái Lan (2,4 điểm) và bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực như Campuchia (0,9 điểm), Việt Nam (0,8 điểm), Indonesia (0,6 điểm), Lào (0,2 điểm) và Myanmar (0 điểm) (Timbro, 2018).

Những đặc điểm chính của nền kinh tế chia sẻ của Philippines:


*,** Viện Kinh tế Chính trị Thế giới

1 Chỉ số TSEI chỉ số đầu tiên trên thế giới đo lường quy nền kinh tế chia sẻ các quốc gia căn cứ theo số lượng các hoạt động kinh tế chia sẻ.


Thứ nhất, kinh tế chia sẻ của Philippines hoạt động vô cùng sôi động. Sự sôi động này được thúc đẩy bởi ba nhân tố chính bao gồm:

i)   Mức độ sẵn sàng tham gia vào kinh tế chia sẻ. Theo điều tra của Nielsen (2014), tới 85% người dân Philippines được hỏi sẵn sàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ với người khác, cao hơn hẳn so với tỷ lệ trung bình chung toàn cầu ở mức 68%. Đây là tỷ lệ cao thứ tư trong tổng số 60 quốc gia được khảo sát, chỉ đứng sau Trung Quốc (94%), Indonesia (87%) Slovenia (86%) (Nielsen, 2014).

ii)    Cơ cấu dân số trẻ. Philippines được mệnh danh là một trong tám quốc gia chính của “thế hệ chuyển giao thiên niên kỷ”2 của thế giới khi


2. Các thành viên của đoàn hệ nhân khẩu học này được biết đến như là thế hệ Millennials bởi vì họ trở thành người trưởng thành trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ.

Thế hệ Millennials, hay còn được biết đến với tên gọi thế hệ Y (hay Gen Y), là đoàn hệ nhân khẩu học tiếp theo của thế hệ X và trước thế hệ Z. Các nhà nghiên cứu và truyền thông chọn năm đầu thập niên 1980 thời điểm


 


có tới 29,1 triệu dân (tương đương với 29% dân số nước này) thuộc thế hệ này - hay còn gọi là “thế hệ số” (Thế hệ sinh ra trong khoảng đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000). Những đặc trưng của “thế hệ Millennials” đó là gắn bó với công nghệ và mạng xã hội từ sớm, lối sống ưu tiên trải nghiệm và tiếp cận sản phẩm, dịch vụ hơn là sở hữu chúng, dễ thích ứng với những điều mới mẻ, ưa thích dịch chuyển, và đam mê du lịch… Các đặc tính này đều rất phù hợp với những nền tảng cơ bản của nền kinh tế chia sẻ (Kreiczer-Levy, 2019).

iii)     Tỷ lệ tiếp cận với internet cao. Với cấu dân số trẻ am hiểu công nghệ, 93% người dân Philippines sử dụng điện thoại thông minh, trong đó 86% điện thoại có kết nối mạng 3G-5G. Mức độ tiếp cận internet và sử dụng mạng xã hội của Philippines ở mức rất cao với 73,91 triệu người dùng, chiếm tỷ lệ 67% (số liệu tính tới tháng 01/2021). Thời lượng truy cập internet mạng hội trung bình Philippines hiện cũng đang giữ mức kỷ lục, trong đó thời lượng truy cập internet lên tới 10 tiếng 56 phút mỗi ngày, vượt xa con số trung bình toàn cầu (khoảng 6 tiếng 45 phút). Thời gian sử dụng mạng hội của người dân Philippines 4 tiếng 15 phút mỗi ngày trong khi mức trung bình toàn cầu chỉ dừng lại khoảng 2 tiếng 24 phút (Hootsuite & We are Social, 2021). Đây là điểm mấu chốt khiến kết nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế chia sẻ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.

Mạng xã hội cũng tạo ra hiệu ứng “bầy đàn”, khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ các sản


khởi đầu cho thế hệ này và những năm cuối thập niên 1990 – đầu thập niên 2000 là thời điểm kết thúc của thế hệ này. Mốc thời gian được biết đến rộng rãi cho thế hệ này là từ 1981 đến 1996 [1].

Thế hệ Millennials còn được biết đến với tên gọi là “echo boomers” bởi vì sự gia tăng đột biến của tỷ lệ sinh giai đoạn thập niên 1980 – thập niên 1990 và còn bởi họ là con cái của thế hệ Baby Boomers. Thế hệ này được đánh dấu bởi sự trưởng thành của họ gắn liền với thời đại thông tin, và họ rất thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và mạng xã hội.


phẩm và thử nghiệm những dịch vụ giống nhau. Thông qua mạng xã hội, các quyết định mua hàng hóa hoặc trải nghiệm dịch vụ của người này thường sẽ ảnh hưởng tới quyết định trải nghiệm của người khác (Hamari, Sjöklint, & Ukkonen, 2016).

Thứ hai, đa dạng về lĩnh vực hoạt động. Tương tự với các mô hình kinh tế chia sẻ ở châu Âu, Valencia (2017) cho rằng kinh tế chia sẻ ở Philippines đang tập trung phát triển bốn lĩnh vực chủ yếu là: i) chia sẻ dịch vụ vận chuyển và đi lại; ii) thuê phòng ở/nhà nghỉ/khách sạn; iii) thị trường lao động - việc làm; và iv) dịch vụ tài chính (Valencia, 2017). Mặc vậy, trên thực tế kinh tế chia sẻ của Philippines đang vận hành trong nhiều lĩnh vực từ giao thông vận tải, tài chính, nhà hàng/khách sạn, lao động - việc làm cho tới dịch vụ kho vận, giao đồ ăn, giáo dục - đào tạo, sức khỏe - làm đẹp, cho thuê không gian, trao đổi/chia sẻ đồ dùng, và các dịch vụ kinh doanh cá nhân… (Owyang, 2014).

Thứ ba, sự tích cực của khối doanh nghiệp trong nước. Điểm nổi bật của nền kinh tế chia sẻ ở Philippines thay để thị phần trong nước nằm hoàn toàn trong tay các tập đoàn xuyên quốc gia, khối doanh nghiệp nội địa đang rất tích cực tham gia khai thác nền tảng này. Trong lĩnh vực chia sẻ dịch vụ vận chuyển và đi lại, cùng với sự xuất hiện của các ông lớn Grab hay Uber (trước đó), các ứng dụng 100% do người Philippines sáng lập như ePickMeUp, Go Lag, Hirna, Hype, MiCab, Owto, Snappy… đã trở thành lựa chọn thay thế và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với Grab. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các ứng dụng trong nước cũng đang hoàn toàn nắm thế chủ động và có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các nền tảng quốc tế.

1.2.    Những đóng góp của kinh tế chia sẻ ở Philippines

1.2.1.  Đối với tăng trưởng kinh tế

Các hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ đã đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế của Philippines, cụ thể:


 


Thứ nhất, kinh tế chia sẻ chính chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế nhờ gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, kích thích sự phát triển của khối doanh nghiệp tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực và thu nhập cho lao động ở nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành du lịch, vận tải và bán lẻ…

i)   Kích thích các hoạt động của nền kinh tế

Philippines, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô đã khẳng định sự bùng nổ của Grab, Uber và dịch vụ chia sẻ vận tải nói chung chính là một trong những nhân tố giúp doanh thu tiêu thụ xe hơi của nước này trong một vài năm trở lại đây tăng trưởng ấn tượng khi số lượng cá nhân đầu tư mua xe để chạy Grab hay Uber ngày càng tăng (Ramizo, 2019). Các doanh nghiệp cũng triển khai nhiều chương trình để kích thích nhu cầu tiêu thụ xe hơi của người dân. Philippines, tập đoàn sản xuất ô Toyota Nhật Bản đã quyết định tung ra gói đầu tư trị giá 1 tỷ USD (vào tháng 6/2018) cho Grab Philippines nhằm khuyến khích các tài xế Grab ở nước này mua sắm xe mới (Jun, 2018). Gói đầu tư của Toyota được sử dụng để mở rộng các chương trình mua xe trả góp (giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả góp) đối với những tài xế Grab có nhu cầu đổi xe mới. Ngoài ra, Toyota cũng đưa ra các chương trình hậu mãi hấp dẫn cho các tài xế Grab sau khi mua xe thông qua các gói dịch vụ ưu đãi bảo trì, bão dưỡng xe.

Airbnb, dịch vụ chia sẻ chỗ ở đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Philippines tăng trưởng ấn tượng và trở thành trợ lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển như giao thông, vận tải (đáp ứng nhu cầu đi lại và di chuyển của du khách), nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ nhà hàng (đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho du khách), các ngành bán lẻ, giải trí-nghệ thuật, công nghiệp nhẹ (thủ công mỹ nghệ), tài chính và bất động sản… Năm 2017, có 980.000 du khách nước ngoài tới quốc gia này (trên tổng số hơn 6,6 triệu du khách nước ngoài) đã đặt phòng nghỉ thông qua hệ thống của Airbnb


tương đương với một khoản doanh thu không hề nhỏ cho ngành du lịch nói riêng các ngành kinh tế khác nói chung (Bakker & Twining-Ward, 2018).

ii)    Mở rộng cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập

Nền kinh tế chia sẻ với những nền tảng mới đã tạo thêm nhiều việc làm, trong đó có nhiều công việc hoàn toàn mới mẻ. Ví dụ, năm 2019, Airbnb đã đóng góp tới hơn 22,7 tỷ USD cho các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tạo ra 925.600 việc làm mới, trong đó chỉ tính riêng Philippines, Airbnb đã tạo thêm

161.000 việc làm mới (tương đương tới 17,4% số việc làm mới được tạo ra ở quốc gia này) (Oxford Economics, 2020). Trong khi đó, những ứng dụng tìm việc làm đã mở ra nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn được công việc phù hợp với mức lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn và điều kiện làm việc thoải mái hơn. Thu nhập theo giờ của những người làm việc tự do (freelancers) ở Philippines hiện tương đương với thu nhập của những freelancers ở các nước công nghiệp phát triển (Dalberg, 2016).

Kinh tế chia sẻ ở Philippines cũng tạo điều kiện cho những nhóm lao động yếu thế, dễ bị tổn thương như phụ nữ hay nhóm người khuyết tật tìm kiếm được việc làm. Cụ thể, những nền tảng bán hàng trực tuyến đã giúp phụ nữ Philippines vừa làm công việc nội trợ ở nhà vừa có thể kinh doanh đồ ăn chế biến sẵn, hay các sản phẩm đã qua sử dụng… Các ứng dụng Uber, Grab cũng giúp những người khuyết tật (câm, điếc) tham gia thị trường lao động, điều mà các hãng taxi truyền thống trước đây khó có thể chấp nhận.

Ngoài ra, các nền tảng chia sẻ cũng thiết kế và cung cấp nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ, cải thiện kỹ năng của những người sử dụng, giúp người sử dụng đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Ví dụ như Freelancer nâng cao trình độ của người tìm việc, Mober nâng cao kỹ năng cho các tài


 


xế vận chuyển hàng hóa, Good Meal Hunting nâng cao tay nghề cho các đầu bếp… (Retamal, 2017). Trong trung và dài hạn, khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện cũng đồng nghĩa với người lao động có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với những công việc mới, từ đó cải thiện tốt hơn mức thu nhập của mình.

Thứ hai, thúc đẩy làn sóng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp “start-ups”. Nền kinh tế chia sẻ của Philippines đang làm gia tăng sự sôi động cho nền kinh tế khi khơi nguồn động lực để giới trẻ khởi nghiệp và là chất xúc tác không thể thiếu hình thành nên những hệ sinh thái khuyến khích khởi nghiệp. Nếu như năm 2015, chỉ có khoảng 7,3% dân số Philippines trong độ tuổi từ 18 - 64 đang làm chủ doanh nghiệp thì trong những năm gần đây, con số này bắt đầu


chiều hướng gia tăng. Nền kinh tế chia sẻ không những tạo điều kiện cho các doanh nhân khởi nghiệp nhờ mở ra các mô hình kinh doanh mới với chi phí không quá lớn mà còn giúp giảm thiểu tối đa rủi ro thất bại so với những hình thức kinh doanh thông  thường. dụ,  hình Airbnb, chi phí ban đầu để “khởi nghiệp” không lớn khi các cá nhân có thể tận dụng chính ngôi nhà/căn hộ hiện của mình để kinh doanh. Chủ nhà cũng được tự do duy trì việc làm hiện tại, hoặc làm những công việc khác nhưng vẫn có thể song song cung ứng các dịch vụ này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp start-ups mới ra đời của Philippines đã tận dụng được các điều kiện thuận lợi để phát triển, đủ sức cạnh tranh với những thương hiệu toàn cầu.


 

Hình 1: Tỷ lệ tắc nghẽn một số thủ đô của châu Á trước và sau khi các ứng dụng vận tải

%

160

 

-85%

 
chia sẻ đi vào hoạt động (2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Text Box: 60

40

20

0
Text Box: -77% Text Box: -72%

 

Text Box: Singapore   Hong Kong	Kuala
Lumpur
     Text Box: Đài Bắc      Text Box: Jakarta	Bangkok	Manila	Surabaya     Text Box: Hồ Chí
Minh
      Text Box: Hà Nội


 

Nguồn: The Bolson Consulting Group (2017). Unlocking Cities: The impact of Ridesharing in Southeast Asia and Beyond, November 2017.


Thứ ba, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Philippines một trong những quốc gia đang


phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn giao thông căng thẳng, gây ra những tổn thất nặng nề cả về


 


kinh tế và xã hội. So sánh với các thủ đô Đông Á và Đông Nam Á, thủ đô Manila của Philippines có mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng nhất trong giờ cao điểm với tỷ lệ lên tới 130% (The Bolson Consulting Group, 2017). Theo số liệu thống kê của Văn phòng Giao thông Vận tải (LTO), số lượng phương tiện giao thông đăng ký của Philippines năm 2018 là hơn 11 triệu phương tiện, vượt quá khả năng đáp ứng về hạ tầng giao thông của nước này. Theo ước tính của JICA, tắc nghẽn giao thông Philippines mỗi ngày đang làm thiệt hại tới 3,5 tỷ peso, tương đương khoảng 68 triệu USD và nếu như không có những biện pháp can thiệp, con số này có thể lên tới 5,4 tỷ peso vào năm 2035 (JICA, 2018).

Các ứng dụng chia sẻ dịch vụ vận tải đang làm cho áp lực về ùn tắc giao thông của Philippines giảm đi đáng kể. Số liệu của nhóm phân tích thuộc Tổ chức The Bolson Consulting Group (2017) cho thấy tỷ lệ tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Manila đã giảm tới 88% trong giờ cao điểm sau khi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải chia sẻ đi vào hoạt động. Đây là một tín hiệu tích cực giúp tránh lãng phí thời gian, của cải của nền kinh tế toàn xã hội.

1.2.2.  Đối với hội

Bên cạnh những đóng góp trên phương diện kinh tế, nền kinh tế chia sẻ của Philippines cũng mang lại nhiều ý nghĩa tích cực đối với xã hội.

Thứ nhất, các sản phẩm, dịch vụ ra đời từ nền kinh tế chia sẻ đã mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng Philippines. Cụ thể:

i)  Người tiêu dùng được tiếp cận đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ, có nhiều cơ hội để lựa chọn doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu, và chất lượng tốt hơn với mức chi phí cạnh tranh hơn. Sự ra đời của Grab và Uber ở Philippines đã giúp chi phí sử dụng các dịch vụ vận tải này giảm tới 25 – 30% so với mức giá của các loại hình taxi truyền thống trước đây (Philippine Institute for


Development Studies, 2018). Bảng 1 liệt kê một số doanh nghiệp cung ứng chia sẻ dịch vụ vận tải ở Philippines với các dịch vụ và mức giá đa dạng, theo đó người tiêu dùng có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình và tối ưu hóa được phương án lựa chọn.

ii)  Gia tăng niềm tin giữa người sử dụng và cung ứng dịch vụ. Nếu như trước đây, việc sử dụng các dịch vụ về đi lại, hay lưu trú truyền thống thể dẫn tới những rủi ro không đáng có, thì nay những dịch vụ kinh doanh chia sẻ mới đang góp phần giảm thiểu các rủi ro đó và cải thiện niềm tin giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ. Ví dụ, đối với các dịch vụ thương mại điện tử, người mua hàng có thể an tâm hơn khi giao dịch trên các sàn thương mại điện tử với đầy đủ thông tin và đánh giá, nhận xét về người bán. Đối với các dịch vụ chia sẻ vận tải và đi lại, tài xế biết rõ thông tin của hành khách trước khi lên xe, và hành khách cũng nắm rõ được thông tin của tài xế, biển số xe, đặc biệt là có thể chia sẻ hành trình của mình cho người thân. Điều này giúp hạn chế các sự cố và đảm bảo an toàn, quyền lợi của cả hai bên nếu xảy ra tranh chấp, xung đột.

iii)  Gia tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện khó khăn. Philippines là một trong hai quốc gia ở khu vực ASEAN thực hiện cách ly xã hội đầu tiên khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Dịch bệnh đã làm thay đổi căn bản thói quen của người dân Philippines vốn dĩ thường trực tiếp tới các cửa hàng tạp hóa mua thực phẩm và các nhà thuốc tư nhân để mua thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian Philippines “tạm đóng cửa” nền kinh tế, tỷ lệ người dân tới hai địa điểm này giảm tới 60%. Thay vào đó, các dịch vụ đưa đồ ăn tại nhà vốn dĩ chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp ở Philippines (khoảng 5,5% vào năm 2019) thì nay đã tăng vọt với thêm nhiều nhà hàng đăng ký dịch vụ thông qua các nền tảng của GrabFood, Foodpanda hay Deliveroo. Mức độ phủ sóng của thương mại điện tử của


 


Philippines cũng đã không ngừng được mở rộng trong những tháng cách ly xã hội, với tỷ lệ tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa giao dịch giai đoạn 2019 - 2020 ghi nhận lên tới 4%, trong đó dịch vụ đưa đồ ăn tại nhà tăng 48% (Google, Temasek & Bain & Company, 2020).

Thứ hai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Những hình  thức chia sẻ phương tiện đi lại, cùng các dịch vụ vận chuyển đồ ăn và sản phẩm tiêu dùng tại nhà đã góp phần giảm thiểu lưu lượng phương tiện tham gia giao thông


Philippines. Lưu lượng giao thông giảm đồng nghĩa với lượng khí thải ra môi trường cũng sụt giảm đáng kể. Bảng 1 cho thấy tỷ lệ tắc nghẽn có thể sẽ giảm tới gần ba lần trong năm 2022 (132% so với 333%) ở thủ đô Manila nếu như các dịch vụ chia sẻ xe không tham gia vào thị trường. Ngoài ra, những nền tảng giao dịch, trao đổi đồ đã qua sử dụng hay chia sẻ đồ ăn thừa cũng làm giảm áp lực đối với môi trường góp phần hình thành thói quen, lối sống thân thiện với môi trường cho người dân.


 

Bảng 1: Dự báo tỷ lệ tắc nghẽn một số thủ đô của châu Á khi có/không các dịch vụ di chuyển chia sẻ năm 2022

 

Thành phố

Tỷ lệ tắc nghẽn năm 2022 nếu không có các ứng dụng chia sẻ vận tải

Tỷ lệ tắc nghẽn năm 2022 nếu có các ứng dụng chia sẻ vận tải

Singapore

59%

34%

Hồng Kông

92%

36%

Đài Bắc

59%

40%

Kuala Lumpur

100%

68%

Bangkok

203%

105%

Jakarta

164%

79%

TP. Hồ Chí Minh

340%

112%

Manila

333%

132%

Nguồn: The Bolson Consulting Group (2017). Unlocking Cities: The impact of Ridesharing in Southeast Asia and Beyond, November 2017.


Thứ ba, tăng cường gắn kết xã hội trong các hoạt động kinh tế và hoạt động thiện nguyện. iVolunteer Philippines là một tổ chức từ thiện với phương châm “mỗi người dân Philippines là một anh hùng”, tổ chức này cung cấp nền tảng trực tuyến kết nối và hình thành các mạng lưới tình nguyện viên trên cả nước. Các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế chia sẻ cũng rất nhiệt huyết thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Điển hình là Airbnb với các chương trình viện trợ nhân đạo dưới hình thức hỗ trợ nơi ăn chốn


cho những nạn nhân bị mất nhà cửa do thiên tai, động đất, và bão lũ. Gần đây nhất, mạng lưới Airbnb ở Philippines cũng đã cung cấp nhà cửa cho các chuyên gia, đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu tới Philippines hỗ trợ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19. Những chiến dịch, nền tảng tài chính công nghệ như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng hay chia sẻ đồ ăn, chia sẻ không gian làm việc... cũng đóng vai trò là cầu nối liên kết những cá nhân trong xã hội, gây dựng niềm tin tương trợ lẫn nhau.


 


2.  Các thách thức đối với kinh tế chia sẻ ở Philippines

Philippines sở hữu nhiều tiềm năng và yếu tố để tạo sức bật cho nền kinh tế chia sẻ cất cánh. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng tăng trưởng, phát triển của kinh tế chia sẻ.

2.1.  Thách thức đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng nhân tố quan trọng đối với sự thành công hoặc thất bại của các dịch vụ chia sẻ. Mặc dù được tận hưởng nhiều lợi ích từ các nền tảng này, song người tiêu dùng Philippines cũng phải đối mặt với những thách thức nảy sinh khi sử dụng dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ.

Thứ nhất, thách thức đối với thanh toán điện tử. Để vận hành tốt kinh tế chia sẻ, tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt phải đạt mức rất cao, do đó, các nền tảng trong nền kinh tế chia sẻ đều phải hướng tới việc thanh toán thông qua hình thức điện tử. Tuy nhiên, người tiêu dùng Philippines gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và sử dụng phương thức thanh toán này. Nguyên nhân là:

i)   Hạ tầng và hệ thống thương mại điện tử của Philippines chưa hoàn thiện, vì thế tỷ lệ thanh toán thành công chưa cao. Người sử dụng dịch vụ trong nhiều trường hợp vẫn phải trải qua một quá trình thanh toán kéo dài, nhiều bước, việc hoàn trả nếu giao dịch không thành công tốn khá nhiều thời gian.

ii)   Thói quen thanh toán và ưa chuộng sử dụng tiền mặt của đại bộ phận người tiêu dùng Philippines. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, văn hóa dùng tiền mặt trong các giao dịch hiện vẫn còn rất phổ biến ở nước này. Việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch mua hàng trực tuyến được ưa chuộng hơn hẳn so với các hình thức thanh toán khác khi chiếm tới 67% tổng số các giao dịch (Masigan, 2020). Đặc biệt, chỉ có khoảng 30% người dân Philippines sở hữu tài khoản ngân hàng, trong số đó chỉ


4% tiếp cận được với các loại hình thanh toán bằng thẻ tín dụng và tỷ lệ người dân thực hiện các thanh toán điện tử chỉ chiếm vẻn vẹn 5%. Ngay cả đối với nhóm đối tượng có tài khoản ngân hàng, hơn 50% trong số họ vẫn ưa thích việc tiêu dùng bằng tiền mặt (Better than Cash Alliance & UNCDF, 2019). Nguyên nhân là do đa số người dân Philippines vẫn chưa có niềm tin đối với các giao dịch điện tử khi rủi ro từ thanh toán điện tử vẫn còn khá lớn.

Thứ hai, thách thức đối với quyền lợi của người tiêu dùng liên quan tới an toàn cá nhân, bảo mật thông tin chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

i)  Hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ tuy đã được triển khai trên hầu hết các ứng dụng, song tỷ lệ phản hồi của người tiêu dùng sau khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ còn thấp, tính trung thực của các đánh giá chưa cao. vậy, người mua hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử hay du khách sử dụng dịch vụ ở Philippines thường vấp phải những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điển hình như sản phẩm trên các trang bán lẻ hay một số địa điểm lưu trú trên Airbnb chưa đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng khi sản phẩm và trải nghiệm thực tế không giống với hình ảnh và chi tiết mô tả trên ứng dụng (Roxas, 2016).

ii)  Thách thức đối với an toàn của người tiêu dùng. Trong thời gian hoạt động tại thị trường Philippines, Uber đã phải đối mặt với những vụ kiện liên quan tới các hành vi quấy rối/xâm hại tình dục của tài xế, và tấn công hành khách (Laurel, 2017). Du khách sử dụng các dịch vụ lưu trú qua Airbnb cũng có thể gặp nhiều rủi ro như bị quay lén, quấy rối tình dục, thậm chí cưỡng hiếp.

iii)  Thách thức đối với vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân. Bên cạnh việc người tiêu dùng chưa có ý thức đề phòng và chưa thể tự bảo vệ các thông tin của mình khi sử dụng các ứng dụng chia sẻ, bản thân các nền tảng này


 


cũng ẩn chứa nhiều lỗ hổng về an ninh. Đây chính là rủi ro có thể dẫn tới tài khoản ngân hàng của người sử dụng bị tấn công, dữ liệu cá nhân bị đánh cắp… Cebuana - một ứng dụng mua sắm trực tuyến của Philippines đã bị tấn công đầu năm 2019, khiến hơn 900.000 khách hàng bị lộ thông tin về ngày sinh, địa chỉ và các nguồn thu nhập (Lago, 2020). Chính phủ Philippines cũng đã buộc Grab phải tạm hoãn việc triển khai hệ thống an ninh trên xe (ghi âm ghi hình trên toàn bộ hành trình) trước lo ngại quyền riêng tư và bảo mật thông tin của hành khách bị xâm phạm.

Thứ ba, quyền lợi của người lao động như tiền lương, chế độ bảo hiểm… không được đảm bảo. Các ứng dụng trong nền kinh tế chia sẻ đã tạo ra nhiều kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân tuyển dụng có thể trốn tránh trách nhiệm của mình đối với người lao động. Khác với lao động thông thường, lao động tìm việc qua các ứng dụng được coi như một thực thể độc lập, tự kinh doanh sức lao động của mình, do đó, quyền lợi của đối tượng này không được bảo vệ bởi Luật Lao động hay các tổ chức công đoàn, mà được quy định bởi Luật Cạnh tranh của Philippines. Do đó, những điều khoản về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc tối đa, quy định bắt buộc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đều không được áp dụng (Asuncion, 2020).


2.2.  Thách thức đối với nhà cung cấp dịch vụ

Ở những nền kinh tế đang phát triển như Philippines, chất lượng sở hạ tầng như đường sá, internet chưa hoàn thiện và mặt trái của các dịch vụ chia sẻ… tạo ra nhiều bất lợi cho các nhà cung cấp những dịch vụ này Philippines.

Thứ nhất, hạ tầng cơ sở kém phát triển (bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm) dẫn tới những hạn chế về chất lượng phục vụ, chi phí cao và thời gian sản phẩm, dịch vụ đến được tay người tiêu dùng kéo dài.

Nhân tố cốt lõi của các hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ đó là kết nối thông qua nền tảng internet, tuy nhiên, tốc độ kết nối Internet của Philippines được đánh giá nằm trong nhóm chậm nhất, thiếu ổn định nhất và đắt đỏ nhất thế giới. Bảng 2 cho thấy so với một số nền kinh tế phát triển và đang phát triển, tốc độ internet của Philippines Theo Digital Quality of Life Index 2020, giá internet ở Philippines đắt thứ tư trong tổng số 85 quốc gia được xếp hạng, thậm chí còn cao hơn Mỹ, Đức, tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, và đắt gấp gần ba lần so với Thái Lan (SurfShark, 2020). Trong khi đó, tốc độ internet được coi là chậm và thiếu ổn định nhất trong khu vực ASEAN và đứng thứ 77/85 quốc gia trên thế giới. Đây là thách thức đối với các nhà cung ứng dịch vụ trong việc vận hành website triển khai các ứng dụng.


Bảng 2: Tốc độ giá cả internet của Philippines so với một số quốc gia trên thế giới

 

Quốc gia

Tốc độ internet trung bình (Mbps)

Quốc gia

Giá 100 Mbps (USD)

Singapore

247,54

Mỹ

50

Thái Lan

220,59

Thái Lan

20,23

Malaysia

91,67

Malaysia

29,08

Việt Nam

63,42

Đức

46,92

Lào

41,08

Trung Quốc

11,52

Philippines

32,73

Philippines

56,24

Nguồn: Speedtest. 2021. Speedtest Global Index Moneymax. 2020. Internet in the Philippines: Why is it slow and expensive?


 


Ngoài ra, là một quốc gia gồm hơn 7.600 hòn đảo lớn nhỏ, công tác hậu cần, đặc biệt là việc vận chuyển hàng hóa là một trở ngại không nhỏ đối với các hãng giao hàng ở Philippines cả về mặt thời gian và chi phí. Trong khi cư dân ở thủ đô Manila có dễ dàng mua hàng với thời gian vận chuyển mất từ một đến hai ngày, thì để phục vụ người tiêu dùng ở những khu vực ngoại ô nông thôn, các công ty vận chuyển phải mất tới bảy ngày cùng với nhiều biện pháp bảo quản hàng hóa phải thực hiện.

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng gây ra nhiều trở ngại đối với chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng, khiến chúng không thể tận dụng lợi thế về quy để gia tăng lợi nhuận. Hạ tầng cứng như giao thông đường sá, nhà ở, khách sạn, công trình công cộng, công trình phục vụ nhu cầu giải trí… kém phát triển sẽ không tạo được nền tảng cần thiết để phát triển du lịch; kéo theo đó là các dịch vụ chia sẻ vận tải, chia sẻ phòng lưu trú hay trải nghiệm du lịch… không có cơ hội phát triển. Tương tự, việc thiếu vắng một hạ tầng mềm tiên tiến, toàn diện cho nền kinh tế chia sẻ như mạng lưới kinh tế số, thanh toán điện tử và đặt hàng trực tuyến cũng sẽ thu hẹp cơ hội đối với các dịch vụ bán lẻ, chia sẻ đồ ăn, không gian làm việc…

Thứ hai, rủi ro nảy sinh khi người sử dụng các dịch vụ ở Philippines vẫn chưa mặn mà đối với các giao dịch thanh toán điện tử. Do thói quen sử dụng tiền mặt, người bán hàng thông qua các ứng dụng bán lẻ trực tuyến phải cung cấp dịch vụ giao hàng CoD (nhận tiền mặt khi giao hàng) như một phương thức thanh toán để thu hút số đông. Đây là điều lo ngại lớn đối với người bán về thời gian nhận được tiền, trách nhiệm mua hàng của người tiêu dùng và tỷ lệ hoàn trả đơn hàng cao.

2.3.  Thách thức đối với các cơ quan quản lý

Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh mới, tồn tại song song với các mô hình kinh tế truyền thống khác. thế, việc quản nền kinh tế chia sẻ không đơn thuần là quản lý các hoạt động, dịch vụ chia sẻ mà còn phải đặt nó trong mối quan hệ với các hình kinh doanh truyền


thống khác cũng như sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, kinh tế chia sẻ còn gắn liền với đổi mới - sáng tạo, khoa học - công nghệ, những yếu tố không ngừng biến đổi; do đó, các mô hình kinh doanh chia sẻ cũng liên tục vận động và phát triển. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ phải đối mặt với nhiều thách thức đó là:

Thứ nhất, xây dựng thể chế, hành lang pháp lý hoàn chỉnh quy định hoạt động của các nền tảng trong nền kinh tế chia sẻ. Sự mở rộng và lớn mạnh nhanh chóng của các mô hình dịch vụ chia sẻ chính là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Philippines. Pháp luật và chính sách hiện hành thường khó bắt kịp với xu hướng phát triển và sự biến hóa muôn hình vạn trạng của các hình thái kinh doanh mới cũng như những biến tướng tinh vi của các mô hình kinh doanh này. Đạo luật và chính sách vừa ra đời có thể ngay lập tức trở nên lỗi thời và không thể giải quyết được những tranh chấp, những vấn đề mới nảy sinh từ các hoạt động chia sẻ dịch vụ. Đặc biệt, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường tận dụng những lỗ hổng này để lách luật và thao túng thị trường, vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Trong khi đó, Chính phủ lại đứng trước áp lực phải gỡ bỏ các nguyên tắc, quy định để cởi trói cho những nền tảng chia sẻ dịch vụ tự do phát triển.

Tại Philippines, ngoại trừ đạo luật đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải, quốc gia này chưa xây dựng được một khung khổ pháp luật nào để quản lý những nền tảng chia sẻ trong các lĩnh vực khác. Dịch vụ chia sẻ không gian văn phòng, chỗ ở lưu trú, chia sẻ đồ ăn, việc làm… vẫn được coi những vùng xám, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật hiện hành.

Đối với các ứng dụng chia sẻ dịch vụ lưu trú như Airbnb, trong khi nhiều thành phố/quốc gia trên thế giới đã bắt đầu siết chặt việc quản lý mô hình kinh doanh này thông qua những quy định đặc thù, thì Philippines mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng những quy định nói chung về cho thuê phòng lưu trú. dụ, chính quyền thành


 


phố New York đã buộc chủ các căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đăng ký rõ mục đích sử dụng căn hộ là cho thuê kinh doanh Airbnb. Nhật Bản đưa ra quy định thời gian tối đa được phép cho thuê nhà dưới hình thức Airbnb là 180 ngày và chủ căn hộ phải tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh giống như quy định áp dụng đối với các khách sạn. Tương tự, thời gian quy định của thành phố Paris 120 ngày, San Francisco là 90 ngày và Amsterdam là 30 ngày. Chính quyền thành phố Amsterdam còn yêu cầu chủ các căn hộ Airbnb phải nộp một mức phí hàng năm cho hoạt động kinh doanh Airbnb và họ chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng cháy chữa cháy cũng như bảo đảm an toàn cho du khách. Trong khi đó, các quy định về giá cả, tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng phục vụ (số lượng khách/phòng), mức độ an ninh của các tòa nhà, khu vực lưu trú ở Philippines… vẫn đang bị buông lỏng (Atty, 2019). Tương tự, các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn thông qua ứng dụng chia sẻ như Good Meal Hunting hay Plato chưa phải chấp hành bất cứ quy định nào về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lao động được thuê làm việc dưới hình thức freelance qua các ứng dụng và trang web tuyển dụng cũng chưa được bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng. Hệ lụy của sự thiếu vắng các chế pháp luật đối với kinh tế chia sẻ đó là:

i)  Người sử dụng đứng trước rủi ro về quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm (quyền của người tiêu dùng, quyền lao động cơ bản…) vừa tạo ra cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các nhân/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chia sẻ với các doanh nghiệp truyền thống (không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp). Ngoài ra, cộng đồng ở các khu chung cư, khu nhà ở cho thuê dịch vụ lưu trú cũng khẳng định an ninh công cộng và an toàn của cá nhân bị đe dọa do khó kiểm soát được lượng người ra vào cũng như mục đích sử dụng căn hộ thực sự của người thuê (Arnaldo, 2019).

ii)  Thất thu về thuế. Một trong những lý do khiến các dịch vụ chia sẻ hấp dẫn là chi phí thấp hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống mà nguyên nhân cốt lõi  do các doanh nghiệp


cung ứng dịch vụ chia sẻ chưa phải chịu thuế hoặc chưa phải chi trả đầy đủ các loại thuế như các doanh nghiệp truyền thống. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu từ thuế của chính phủ bị thiệt hại cũng như tạo ra những xung đột tiềm ẩn giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh dịch vụ chia sẻ. Chủ của các căn hộ cho thuê dưới hình thức Airbnb của Philippines phản ánh ngay cả họ muốn thực hiện trách nhiệm đóng thuế của mình cũng không dễ dàng khi Philippines chưa có một quy định cụ thể về tỷ lệ đóng thuế đối với loại hình kinh doanh này. Cục Thuế của Philippines đưa ra mức thuế 3% - đây là mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên, chủ các căn hộ Airbnb lại cho rằng họ không hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp.

Thứ hai, thách thức đối với việc điều tiết thị trường lao động, đảm bảo việc làm bền vững cho các cá nhân cung cấp dịch vụ chia sẻ trước sự bão hòa của thị trường (cung lớn hơn cầu) các yếu tố khách quan khác. Trong giai đoạn Uber và Grab tạm thời phải ngưng hoạt động do liên quan tới vấn đề về khung khổ pháp lý quản lý những dịch vụ này, những cuộc biểu tình đã liên tiếp nổ ra ở Philippines. Nhiều cá nhân vay tiền để đầu mua ô với mục đích kinh doanh dịch vụ Uber và Grab, giờ phải đối mặt với áp lực trả nợ lớn trong khi không được hoạt động để bù đắp các khoản đầu tư đã bỏ ra. Tương tự, nhiều chủ đầu tư mua chung cư với mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú Airbnb nhưng không thể cho thuê do nguồn cung vượt quá cầu.

Thứ ba, giải quyết mâu thuẫn giữa mô hình kinh doanh truyền thống với hình kinh doanh chia sẻ. Các doanh nghiệp truyền thống cho rằng sự xuất hiện của các dịch vụ chia sẻ đã gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đẩy những công ty kinh doanh truyền thống lâm vào tình cảnh khó khăn. Thách thức này đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ vận tải và đi lại. Nguyên nhân do những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này không phải chấp hành các quy định như các hãng xe taxi truyền thống, như trải qua kiểm định bắt buộc bảo dưỡng


 


định kỳ ở những gara đắt đỏ, và cơ chế giá áp dụng cố định. Trong khi đó, các phương tiện tham gia cung cấp dịch vụ chia sẻ chuyến đi lại không cần qua kiểm định, doanh nghiệp cũng được phép tự do thiết lập cơ chế giá.

Sự bất bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp dẫn tới tình trạng mâu thuẫn giữa tài xế truyền thống với tài xế công nghệ, giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chia sẻ với doanh nghiệp truyền thống (Ramizo, 2019). Một nhóm các tài xế taxi truyền thống Philippines trên khắp cả nước đã thành lập liên minh với tên gọi Liên hiệp các tài xế taxi vì sự tiến bộ và quyền bình đẳng (DUMPER) phản đối hoạt động của Grab và Uber do những ứng dụng này làm lợi nhuận của ngành taxi truyền thống bị sụt giảm nghiêm trọng (thu nhập của một tài xế taxi truyền thống đã giảm từ 1500 peso/ngày xuống chỉ còn 500 peso/ngày).

Kết luận

Philippines có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế chia sẻ, cùng với đó, bản thân người dân


và các doanh nghiệp Philippines cũng chủ động, tích cực tham gia khai thác nền tảng này. Trong khoảng năm năm trở lại đây, các dịch vụ chia sẻ ở Philippines ngày càng đa dạng, từ kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, việc làm cho tới chia sẻ dịch vụ vận tải, lưu trú, cho thuê không gian văn phòng… Những nền tảng này đã tạo ra nhiều giá trị kinh tế như tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo thêm việc làm mới, cải thiện thu nhập người lao động… và các giá trị xã hội như thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, tăng cường đoàn kết xã hội bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những mặt trái nảy sinh từ sự phát triển của các dịch vụ này, nhất là khi quyền lợi của người tiêu dùng không được đảm bảo đầy đủ, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp chưa được thực thi, các công cụ của Nhà nước để điều tiết hoạt động của nền kinh tế chia sẻ chưa thể phát huy tác dụng. Đây cũng chính những thách thức đối với triển vọng phát triển của nền kinh tế chia sẻ Philippines cần phải sớm được tháo gỡ♦


 

Tài liệu tham khảo:

 

1.          Arnaldo, S. (2019): On Senate prodding, DOT says will regulate Airbnbs, Business Mirror, October 1 2019.

2.          Asuncion, A. (2020): More than a quarantine gig: Laboring in the digital market, Philippine Competition    Commission,   October 14                  2020.                 Retrieved           from https://www.phcc.gov.ph/column40-bm-caca-digitalmarket-gigeconomy-labor- competition/

3.          Atty, G. (2019): Airbnb: How does it go from here?, The Manila Times, January 6 2019.

4.          Bakker, M., & Twining-Ward, L. (2018): Tourism and the sharing economy: policy and potential of sustainable peer-to-peer accommodation, World Bank.

5.          Better than Cash Alliance & UNCDF. (2019): The State of Digital Payments in the Philippines, Country Diagnostic December 2019.

6.          Dalberg. (2016): Digital sharing for global growth: Sharing resources, building economies. Dalberg Global Development Advisers. Retrieved from https://www.digitalsharingeconomy.com

7.          Google, Temasek & Bain & Company. (2020): e-conomy SEA 2020: At Full Velocity: Resilient and racing ahead. Retrieved from https://storage.googleapis.com/gweb-economy- sea.appspot.com/assets/pdf/e-Conomy_SEA_2020_Report.pdf

8.          Hamari, J., Sjöklint, M., & Ukkonen, A. (2016): The sharing economy: Why people participate in collaborative consumption. Journal of the association for information science and technology, 67(9), 2047-2059.


 

9.          Hootsuite & We are Social. (2021): Digital 2021: The Philippines Report. Retrieved from https://datareportal.com/reports/digital-2021-philippines

10.       JICA. (2018): JICA to help Philippines ease traffic congestion in Metro Manila. Retrieved from https://www.jica.go.jp/philippine/english/office/topics/news/180920.html

11.       Kreiczer-Levy, S. (2019): Destabilized Property: Property Law in the Sharing Economy: Cambridge University Press.

12.       Lago, C. (2020): The biggest data breaches in Southeast Asia. Retrieved from https://www.csoonline.com/article/3532816/the-biggest-data-breaches-in-southeast- asia.html

13.       Laurel, D. (2017): LTFRB: Uber drivers have cases of overcharging and refusing passengers. Retrieved from https://www.topgear.com.ph/news/motoring-news/ltfrb-uber- cases-harassment-overcharging-a00013-20170815

14.       Masigan, A. (2020): The state of e-commerce in the Philippines, Business World August 2 2020.

15.       Nielsen. (2014): Global consumers embrace the share economy. Retrieved from https://www.nielsen.com/ng/en/press-releases/2014/global-consumers-embrace-the-share- economy/

16.       Owyang, J. (2014): Collaborative economy Honeycomb 2: watch it grow. Retrieved from http://www.web-strategist.com/blog/2014/12/07/collaborativeeconomy-honeycomb-2- watch-it-grow/

17.       Oxford Economics. (2020): The Economic Impact of Airbnb in Asia-Pacific.

18.       Philippine Institute for Development Studies (2018): The need for new age regulations for new age businesses: The case of Mobile Application-Based E-Hailing in the Philippines. Retrieved from https://www.cuts-hrc.org/pdf/The-need-for-new-age-regulations-for-new- age-businesses-The-case-of-Mobile-Application-Based-E-Hailing-in-the-Philippines_Mr.- Francis-Quimba.pdf

19.       Ramizo, G. (2019): Why Asia needs to rethink the ‘sharing economy’. East Asia Forum 29 October 2019. Retrieved from https://www.eastasiaforum.org/2019/10/29/why-asia-needs- to-rethink-the-sharing-economy/

20.       Retamal, M., Dominish, E., (2017): The Sharing Economy in Developing countries. Prepared by the Institute for Sustainable Futures at the University of Technology Sydney (UTS) for Tearfund UK.

21.       Roxas, M. (2016): The Sharing Economy in the Global South and Sustainability Transitions: An Assessment of the Sustainability Claims and Sustainability Transitions of the Sharing Economy in Metro Manila, Philippines. Thesis from Lund University University of Manchester - University of the Aegean – Central European University.

22.       SurfShark. (2020): Digital Quality of Life Index 2020. Retrieved from https://www.surfshark.com/dql2020-slides.pdf

23.       The Bolson Consulting Group (2017): Unlocking Cities: The impact of Ridesharing in Southeast Asia and Beyond, November 2017

24.       Timbro. (2018): Timbro Sharing Economy Index.

25.       Valencia, R. (2017): The rise of collaborative economy in the Philippines. Economic Issue of the Day, VIl. XVII No. 1 June 2017.

 

Thông tin tác giả:

 

Th. S. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

Th. S. TRẦN THỊ CẨM TRANG

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Email:

nguyenhongnga1310@gmail.com