GMS trong tầm nhìn của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở

 

PHẠM TIẾN*

BÀNH THĂNG LONG**

Tóm tắt: Bài viết xem xét việc Nhật Bản xác định GMS là khâu đột phá trong bối cảnh nước này đang ráo riết thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở. Từ 1990 đến nay, chính sách Tiểu vùng Mê Công (GMS) của Nhật Bản liên tục trải qua bốn giai đoạn, kế thừa và phát triển: i) Giai đoạn những năm 1990, Nhật Bản tích cực hỗ trợ sự mở rộng của ASEAN như một phần trong nỗ lực tìm kiếm vai trò chính trị lớn hơn trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh; ii) Giai đoạn nửa đầu những năm 2000, Nhật Bản và Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trong việc thiết lập một trật tự khu vực ở Đông Á; iii) Giai đoạn nửa cuối những năm 2000, Nhật Bản hướng tới mục đích thiết lập một “vòng cung tự do và thịnh vượng” và làm cho khu vực Mê Công trở thành trọng tâm chiến lược trong vòng cung này; iv) Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh Mê Công - Nhật Bản 2009 đến nay là nỗ lực thúc đẩy hợp tác nhằm khẳng định GMS là trung tâm của cấu trúc chính trị - an ninh khu vực mới này. Những phân tích của bài viết cho thấy tầm nhìn có chiều sâu và dài hạn của Nhật Bản - một cường quốc kinh tế của khu vực và thế giới - trong nỗ lực trở thành “quốc gia bình thường”, có những đóng góp tích cực và thiết thực trên nhiều lĩnh vực đối với hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Từ khóa: Tiểu vùng Mê Công, trọng tâm chiến lược, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản